Jump to content

Tranh chấp Biển Ðông: Trong ngoài đang khác nhau


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Giữa lúc nguyên thủ Philippines và Malaysia – hai quốc gia đang bất đồng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông, thoái bộ thì Ấn Ðộ và Nhật dự tính cùng tuyên bố ủng hộ “phán quyết về Biển Ðông.”
 
bien-dong-trong-ngoai-khac.jpg?resize=69
Thủ tướng Malaysia (trái) và chủ tịch nhà nước Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ông Razak có thể gặp rắc rối lớn với dân chúng Malaysia. (Hình: AP)
Theo báo chí Ấn, tuần tới, nhân dịp ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật thăm Ấn, ông Abe và ông Narendra Modi, thủ tướng Ấn sẽ công bố một tuyên bố chung. Ðiểm đáng chú ý của tuyên bố chung này là Ấn và Nhật sẽ chính thức ủng hộ “phán quyết về biển Ðông” của Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc – phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông.
 
Người ta phỏng đoán nội dung Tuyên bố chung Ấn-Nhật sẽ giống như Tuyên bố chung Ấn-Việt, từng được công bố hồi tháng 9 vừa qua, theo đó, hai bên nhìn nhận giá trị của “phán quyết về Biển Ðông.”
 
Sau Tuyên bố chung Ấn-Việt, Ấn từng thuyết phục Singapore thông qua một tuyên bố chung với nội dung tương tự nhưng Singapore từ khước vì không muốn quan hệ giữa Singapore với Trung Quốc bế tắc.
 
Người ta tin rằng, Trung Quốc sẽ hết sức giận dữ và sẽ có những phản ứng khó lường nếu Tuyên bố chung Ấn-Nhật, ủng hộ “phán quyết về Biển Ðông” bởi nó góp phần chặn Trung Quốc xoay chuyển cục diện theo hướng có lợi cho mình.
 
Cục diện Biển Ðông trở thành phức tạp hơn sau khi ông Najib Razak, thủ tướng Malaysia cùng Trung Quốc đưa ra một tuyên bố chung, nhấn mạnh Malaysia sẽ cùng Trung Quốc “thúc đẩy” việc sử dụng “thương thuyết song phương” để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông. Thậm chí Malaysia còn cùng Trung Quốc khẳng định, sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Ðông sẽ không mang lại lợi ích nào cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Ðông.
 
Cần nhắc lại rằng, Malaysia – vừa là một thành viên của ASEAN, vừa là một trong các bên có liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Ðông.
 
Có sáu quốc gia liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông: Trung Quốc, Ðài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Gần đây xuất hiện thêm Indonesia vì Trung Quốc bảo rằng, vùng biển quanh đảo Natuna của Indonesia có “sự chồng lấn về chủ quyền” và Trung Quốc muốn cùng Indonesia “hợp tác khai thác” khu vực có “sự chồng lấn về chủ quyền” đó.
 
Sau khi đơn phương công bố yêu sách về chủ quyền tại Biển Ðông, Trung Quốc cổ xúy việc “thương thuyết song phương” để giải quyết các bất đồng do yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Ðông tạo ra. Sở dĩ Trung Quốc mặn mòi với “thương thuyết song phương” vì đó là con đường giúp Trung Quốc khai thác tối đa các ưu thế về kinh tế và quân sự trong thương thuyết để đạt được những thỏa thuận có lợi nhất cho mục tiêu của mình: Kiểm soát-chi phối toàn bộ các hải lộ, các đường bay ngang Biển Ðông.
 
Thời gian vừa qua, quan hệ giữa Trung Quốc với những quốc gia khác trong và ngoài khu vực trở thành căng thẳng hay nồng ấm là do những quốc gia này tán thành “thương thuyết song phương” hay đòi phải “quốc tế hóa vấn đề Biển Ðông.”
 
“Quốc tế hóa vấn đề Biển Ðông” được nêu ra vì Biển Ðông không chỉ liên quan đến những quốc gia đang có tranh chấp về chủ quyền tại đó. Phi cơ, tàu thuyền của mọi quốc gia cần tiếp tục được tự do lưu thông tại Biển Ðông theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế. Quyền tự do lưu thông tại biển Ðông được nhấn mạnh là có sự liên quan mật thiết đến sự ổn định và thịnh vượng của cả khu vực lẫn thế giới.
 
Ðã có lúc, Trung Quốc bị cô lập vì chống sự can thiệp của bên ngoài (những quốc gia không có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông) vào vấn đề Biển Ðông. Tuy nhiên gần đây sự thể đã khác. Dù thắng trong vụ kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông (Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc tuyên bố yêu sách của Trung Quốc về Biển Ðông là vô lý) nhưng Philippines chủ động gác “phán quyết về Biển Ðông” sang một bên với hi vọng có thể tìm được sự hậu thuẫn của Trung Quốc về thương mại và đầu tư để phát triển kinh tế. Giờ tới lượt Malaysia. Tuần trước, sau khi ký với Trung Quốc 14 thỏa thuận hợp tác, trị giá 34 tỉ Mỹ kim. Malaysia đột nhiên thay đổi lập trường.
 
Cách hành xử của Philippines và Malaysia trong vấn đề Biển Ðông khiến Việt Nam phải rõ ràng hơn. Ngay sau khi Trung Quốc và Malaysia công bố tuyên bố chung như vừa kể, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định, Việt Nam không ủng hộ “thương thuyết song phương.” Theo Việt Nam, tranh chấp chủ quyền tại Biển Ðông phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và bằng các biện pháp ôn hòa. Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói thêm: Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Ðông nếu liên quan đến song phương thì giải quyết bằng thương thuyết song phương, còn các vấn đề có liên quan đến đa phương thì phải có nhiều bên tham gia giải quyết.
 
Cuối tháng trước, sau khi tổng thống Philippines thăm Trung Quốc, Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ việc Hoa Kỳ và các đối tác can dự vào khu vực Châu Á nếu sự can dự này phục vụ cho hòa bình và ổn định khu vực.
 

Xin mời quý độc giả xem Video: Tướng Tô Lâm yêu cầu Đinh Thế Huynh giải trình việc đưa Cổng TT Bộ Quốc phòng sang Bắc Kinh 

 

 

Dẫu Trung Quốc vừa đạt một số thắng lợi mới trong quá trình xoay chuyển vấn đề Biển Ðông theo hướng có lợi cho mình nhưng chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào.” Mới đây, ông Joko Widodo, tổng thống Indonesia, khẳng định, Indonesia không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền ở khu vực Natuna.
 
Tại Malaysia, ngoài giới đối lập, một số thành viên Ðảng Thống Nhất Dân Tộc Malaysia (UMNO) – đảng của ông Najb Razak, công khai bày tỏ nghi ngại, phải chăng thủ tướng Malaysia đang bán rẻ lợi ích quốc gia cho Trung Quốc. Ông Razak đang phân bua rằng nghi ngại đó vô lý, Malaysia vẫn đang làm chủ tình hình. Giới theo dõi thời sự nhấn mạnh, sở dĩ trước nay, đa số dân chúng Malaysia ủng hộ UMNO vì họ tin đảng này đủ khôn ngoan và bản lĩnh để ngăn chặn 25% người Malaysia gốc Hoa trở thành lực lượng chi phối chính trị và kinh tế Malaysia. Cách hành xử của ông Razak trong quan hệ giữa Malaysia với Trung Quốc có thể hủy diệt sự ủng hộ mà dân chúng dành cho UMNO.
 
(Người Việt)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...