Jump to content

VNTB- Chiến lược và chiến thuật của Nga tại Biển Đông


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Asia Times Transparency Initiative, ngày 01/11/2016

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

 
(VNTB) - Trong thời gian tới, trong khi các nhà hoạch định chính sách của Nga vẫn đang tính toán về Đông Á và chưa quyết định, chiến lược chính sẽ là tránh phải ủng hộ một bên và tham dự vào tranh chấp quốc tế vốn đã quá nhiều trong chính sách đối ngoại của Moscow.
 
Kết quả hình ảnh cho hinh anh cam ranh
Nga có quay về Cam Ranh như đã ừng trong quá khứ?
 
Sự can dự của Nga trong vùng biển Đông có lịch sử lâu dài. Kể từ khi rút khỏi vịnh Cam Ranh ở Việt Nam trong những năm đầu thập niên 2000, sự hiện diện quân sự của Nga tại vùng biển này ít đi, mặc dù tàu hải quân vẫn thường xuyên thăm viếng. Các nhà lãnh đạo Nga không bày tỏ nhiều quan tâm tới các tranh chấp chủ quyền đang diễn ra, chủ yếu là vì lợi ích của Nga trong các vấn đề khu vực còn tương đối yếu và hạn chế để duy trì quan hệ song phương với các quốc gia Đông Bắc Á và Việt Nam.

 
Nói chung, Moscow thể hiện lập trường trung lập trong các tranh chấp hàng hải, thường là do bộ trưởng ngoại giao hoặc phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao (MFA) phát biểu. Họ đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không ủng hộ bất kỳ bên về vấn đề chủ quyền, ủng hộ giải pháp ngoại giao, không sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố năm 2002 về ứng xử (DOC), và kêu gọi sớm kết thúc đàm phán về một quy tắc ứng xử ràng buộc (COC).

 
Nga có vai trò thấp ở Biển Đông vì đơn giản là không có nhiều quyền lợi ở đây. Vận chuyển năng lượng của Nga không đi qua vùng biển này. Nga không muốn tham dự vào cuộc tranh cãi trong khu vực này, và không có bất kỳ lợi ích kinh tế lớn  nào để bảo vệ. Nhận thức ở Nga về Biển Đông là rất thấp, và hiếm khi là một vấn đề chính trị của tổng thống.

 
Sự quan tâm đến các tranh chấp ở Biển Đông xuất phát từ quan hệ chặt chẽ của Nga cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Nga là nhà cung cấp vũ khí lâu dài cho cả hai nước và có vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam sau khi đã bán sáu tàu ngầm lớp Kilo có khả năng mang tên lửa Klub cho hải quân Việt Nam. Thêm vào đó là các tàu hộ tống, tàu khu trục, máy bay chiến đấu và các hệ thống phòng thủ tên lửa, giúp Việt Nam tăng cường khả năng quân sự để chống lại Trung Quốc. 

 
Vị thế của Nga giữa hai nước này được dự đoán trở thành một vấn đề khi Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ chính trị sau 2014. Cả hai đối tác của Nga dường như hiểu được bản chất của tình hình và nhìn chung là chấp nhận được sự cân bằng của Nga. Tuy nhiên, đã có mối quan ngại ở Việt Nam rằng nếu tình hình kinh tế của Nga xấu đi, Nga có thể rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào Trung Quốc và do đó được thay đổi vị thế trung lập của nó.

 
Nỗi lo sợ đó gia tăng khi vào tháng 7, Tòa án Trọng tài ra phán quyết về việc Philippines kiện Trung Quốc.  Các nhà quan sát nhận thấy quan điểm của Nga có một chút thay đổi khi Moscow chống lại sự can thiệp của các nước bên ngoài Biển Đông cũng như chống lại việc quốc tế hóa các tranh chấp. Điều này có thể xuất phát từ phản ứng của Nga về sự tham gia của phương Tây trong thời gian hậu Xô Viết và những lời chỉ trích truyền thống về sự can thiệp của nước ngoài tại Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya. Tuy nhiên, nhiều người xem đây là bằng chứng cho thấy Nga đã nghiêng về phía Trung Quốc.

 
Một phát triển quan trọng được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu trong tháng 9 năm 2016, nơi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên công khai tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong việc thách thức quyết định của Tòa Trọng tài. Kể từ đó, Nga đã không tiếc công sức để lặp đi lặp lại rằng thái độ bổ sung này không thay đổi lập trường trung lập của Nga và không liên quan đến chủ quyền hay chính trị. Tuyên bố này đã có khả năng được đưa ra với cái nhìn về một vụ kiện tương tự mà Ukraine có thể thực hiện để chống lại Nga trong tranh chấp vùng nước gần Crimea và một phần trong sự tiếp nối của sự không tham gia của Nga và không tuân thủ một phán quyết của tòa án quốc tế về Sunrise ở Bắc cực trong năm 2013. Tuy nhiên, những nỗ lực để chứng minh Moscow tiếp tục có thái đội trung lập chỉ ra rằng Nga tìm cách duy trì quyền tự chủ khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.

 
Gần đây, Nga và Trung Quốc tổ chức tập trận chung ở Biển Đông trong đó có tập chiếm đảo. Tuy nhiên, chúng ta nên thận trọng trong việc giải thích việc tập trận này như là sự ủng hộ của Nga đối với lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Cuộc tập trận diễn ra ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông, xa khu vực tranh chấp nhưng vẫn còn nằm trong vùng biển Đông. Năm ngoái, nhiều cuộc tập trận cũng được tổ chức tại các vùng biển tranh chấp ở Địa Trung Hải và Biển Đen, nhưng xa khu vực bán đảo Crime. Đây là lý do tại sao cuộc tập trận năm 2016 dường như không thể hiện sự thay đổi về mức độ ủng hộ của Nga đối với Trung Quốc, ít nhất là không vượt ra ngoài khuôn khổ để cho Bắc Kinh có cơ hội lợi dụng với các câu chuyện với tiêu đề "Nga và Trung Quốc tập trận chung ở Biển Đông."

 
Mặc dù có những thay đổi, Nga vẫn duy trì chiến lược can dự thấp tại Biển Đông. Cốt lõi của Nga là tránh việc phải đưa ra tuyên bố ủng hộ một bên nào đó, và cố gắng giữ vị thế độc lập của một siêu cường. May mắn là cả Trung Quốc và Việt Nam không quá quyết đoán trong việc ve vãn Nga về vấn đề Biển Đông bởi vì chọn bên nào đó sẽ dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến ngoại giao và uy tín của nước Nga. Sự tham gia thực tế ở bất kỳ sáng kiến giải quyết tranh chấp tại thời điểm này khó có thể xảy ra, cũng như gia tăng sự hiện diện quân sự. Những chính trị gia Nga, chuyên gia và quan chức chính phủ nói về việc “trở lại” vịnh Cam Ranh lúc này hoặc lúc khác, nhưng việc này khó xảy ra. Những nhà hoạch định chính sách trong Bộ Ngoại giao nhận thức rất rõ rằng Việt Nam chống lại việc nước ngoài đặt cơ sở quân sự tại quốc gia này và lợi ích thực tế rất thấp của việc có một cơ sở hải quân tại Cam Ranh.

 
Tuy nhiên, Biển Đông vẫn sẽ là một vấn đề ảnh hưởng đến chiến lược của Nga tại châu Á, nếu chiến lược đó được định hình sớm. Xoay trục về phía đông, công thức mặc cả của Nga là bán khả năng ngoại giao và an ninh nhằm trao đổi hợp tác kinh tế. Một trong số các điểm nói chuyện chính của Moscow ở châu Á là một lời kêu gọi cho một kiến trúc an ninh đa phương. Triển khai thực hiện một dự án như vậy sẽ rất khó nếu không có một vai trò tích cực hơn ở Biển Đông hoặc gợi ý một giải pháp khả thi để giải quyết tranh chấp ở đây.

 
Khi chính sách châu Á của Nga phát triển, nó cũng có khả năng trở nên đa dạng hơn và ít tập trung vào Trung Quốc. Xu hướng này được biểu lộ trong năm 2016  với việc Nga hướng tới Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như  các hội nghị và tham vọng thương mại của Nga với ASEAN. Liệu các đối tác ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á có yêu cầu Nga cho một cam kết mạnh mẽ hơn ở Biển Đông như là một bước trong sự hợp tác với họ? Họ có thể, và trong trường hợp đó, Nga sẽ lại một lần nữa phải đối mặt với một thách thức khó khăn cân bằng, với Trung Quốc là đối tác số một của mình ở châu Á.

 
Cuối cùng, một trong những vấn đề lớn đe dọa ở Biển Đông là tự do hàng hải và giải thích nguyên tắc này. Trong khi Trung Quốc không có khả năng mạnh về hải quân, Nga lại có và thực sự nghiêng nhiều hơn về sự giải thích của Hoa Kỳ về những gì mà các tàu quân sự nước ngoài có thể và không thể làm trong vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia khác. Sau tất cả, UNCLOS 1982 được viết bởi và cho các cường quốc hải quân trên thế giới như Nga.

 
Về lâu dài, Nga có thể tham gia sâu hơn trong vùng biển Đông, khi chính sách châu Á của nó thay đổi toàn diện và không chỉ là một thay đổi nhỏ trong những cam kết song phương của nó. Tuy nhiên, trong thời gian tới, trong khi các nhà hoạch định chính sách của Nga vẫn đang tính toán về Đông Á và chưa quyết định, chiến lược chính sẽ là tránh phải ủng hộ một bên và tham dự vào tranh chấp quốc tế vốn đã quá nhiều trong chính sách đối ngoại của Moscow.

 

-----------------

Anton Tsvetov là một nhà nghiên cứu chính sách châu Á tại các bộ phận Chính sách nước ngoài và an ninh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (CSR), một think tank có trụ sở tại Moscow. Ông hay chia sẻ về các vấn đề Đông Nam Á và chính sách đối ngoại của Nga tại @antsvetov. Quan điểm thể hiện ở đây là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của CSR.

 

 

(Nguồn: Russia’s Tactics and Strategy in the South China Sea)

(ijavn.org)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...