Jump to content

Có ở đâu như ở Việt Nam?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngô Ngọc Trai

tunhanhanduclong.jpg
Tử tù Hàn Đức Long

Kết tội đoạt mạng người ta mà không hề có nhân chứng vật chứng. Điều đã xảy ra trong vụ Hàn Đức Long.

Không ai nhìn thấy Long phạm tội và cũng không có chứng cứ vật chất nào chứng minh Long là thủ phạm. Vì hành vi hiếp dâm không để lại công cụ phương tiện phạm tội như hung khí gây án trong các vụ án khác. Còn một số lông tóc tinh trùng thu được ở hiện trường thì lại giám định không cho ra kết quả.

Cơ quan tố tụng kết tội chỉ dựa vào những lời khai nhận của Long, chỉ một nguồn chứng cứ là Long họ diễn giải ra thành nhiều hình thức biểu đạt khác nhau như đơn tự thú, thư gửi về nhà… họ cho rằng lời khai nhận phù hợp với các dấu vết hiện trường, dấu vết tử thi do vậy Long đúng là hung thủ.

Trong khi ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu năm 2006 Long đã kêu oan và tố cáo bị đánh đập nhục hình, cho nên không loại trừ lời khai nhận của Long đã bị tác động của điều tra viên, những người đã biết các nội dung thông tin dấu vết vụ án, đã tác động viết vào lời khai của Long. Sau đó họ quy ngược lại rằng Long khai khớp với dấu vết hiện trường vụ án.

Có ở đâu như ở Việt Nam, chính những cơ quan tư pháp có nguy cơ gây oan lại đứng ra xử lý vụ án oan sai. Sự vô lý trong việc làm sẽ không thể đem lại công lý cho kết quả.

Cả một hệ thống tư pháp từ địa phương lên trung ương chống lại việc minh oan. Họ đưa ra những lập luận cù nhầy, không thuyết phục, không thể chấp nhận, nhưng họ cứ nói thế vì quyền hành nằm trong tay họ, và họ cứ quyết định như thế mà không ai làm gì được.

 

* * *

VÌ SAO NGHI CAN HÌNH SỰ LẠI ĐƯỢC BẢO VỆ?

Vì sao pháp luật lại cho nghi can hình sự quyền im lặng? tại sao lại cho mấy thằng tội phạm có luật sư bào chữa và phải ghi âm ghi hình khi hỏi cung nó, trói tay cơ quan điều tra?

Xin trả lời là: Bởi vì các quyền con người phải được tôn trọng, và nhân phẩm con người phải được bảo vệ. Những định chế pháp lý nêu trên không phải ngay từ đầu đã có, mà phải qua một quá trình tranh đấu lâu dài cho các quyền con người mới có.

Quá trình đi tới của văn minh nhân loại người ta nhận thấy con người với các quyền công dân của mình là tối thượng, việc điều tra xử lý tội phạm bản thân nó chỉ là một phương tiện nhằm mục đích bảo vệ các quyền công dân mà thôi.

Cho nên phương tiện không được chống lại mục tiêu hướng đến, việc điều tra xử lý tội phạm phải tuân theo những chuẩn mực giá trị không được đi ngược lại mục tiêu bảo vệ quyền công dân.

Chính vì thế nên nhân loại mới nghĩ ra quyền im lặng, ghi âm ghi hình khi hỏi cung, và luật sư bào chữa. Để ngăn chặn CÁI DỄ XẢY RA NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA đó là đánh đập bức bách phải khai báo.

Bởi vì 'cái điều dễ xảy ra nhất trong hoạt động điều tra' đó, nó làm tiêu ma luôn mục đích ý nghĩa của hoạt động xử lý tội phạm. Và nó gây ra hệ quả xấu cho xã hội, vì hãy thử hình dung xem cái cơ chế tư pháp kiểu đó sẽ cung cấp cho xã hội các công dân kiểu gì, hay làm tha hóa họ?

Khi mà sau một thời gian mãn hạn tù người ta trở về, người ta lại trở về với đầy đủ quyền công dân, liệu qua kinh nghiệm và ký ức lưu giữ, họ có còn tin vào sự tốt đẹp nghiêm chính của nền tư pháp vốn vẫn được rêu rao hay không?

Vì lý do đó cho nên các định chế tư pháp mới được ban hành để phòng tránh bức cung nhục hình để bảo vệ nhân phẩm con người trong hoạt động tố tụng hình sự.

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...