Jump to content

Nguy cơ "vỡ quỹ" Bảo hiểm Xã hội: Đã đến lúc phải lo đi là vừa


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2016, truyền thông bắt đầu nói nhiều về nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Nếu như ở năm 2012 chỉ mới dừng lại ở mức độ dự báo thì năm nay, nó được nói đến nhiều hơn và trong những năm tới khả năng sẽ trở thành hiện thực. 
 
 
image_14_3.png?itok=qJEqOtqW

 Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), với các chính sách hiện hành, đến năm 2021, quỹ BHXH của Việt Nam sẽ mất cân đối thu chi, buộc phải lấy từ nguồn kết dư để chi trả. Tuy nhiên, đến năm 2034, phần kết dư này cũng không còn, dẫn đến khả năng vỡ quỹ và khi đó, người lao động sẽ không nhận được lương hưu. Nhưng thực tế nguy hiểm hơn nhiều, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: "Theo dự báo của các chuyên gia, quỹ bảo hiểm hưu trí có thể bị mất cân đối vào năm 2029, nhưng với thực trạng như hiện nay thì có thể bị vỡ quỹ sớm hơn dự báo".

Mặc dù chính quyền trấn an rằng, không có chuyện vỡ quỹ BHXH, vì theo Luật định “Nhà nước bảo hộ Quỹ BHXH và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ”(luật BHXH năm 2014), nhưng điều đó không nghĩa bảo đảm tránh được rủi ro. Tất nhiên, nhà nước phải can thiệp không để vỡ quỹ BHXH, nếu không muốn xảy ra những bất ổn xã hội, mà những bất ổn này sẽ đe dọa sự tồn vong của chế độ - Câu chuyện vỡ quỹ BHXH ở Liên xô năm 1986 luôn là bài học đắt giá, hàng triệu người Nga về hưu không còn được nhận lương, họ buộc phải xuống đường đấu tranh - góp phần vào sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô. Nhưng vấn đề là, nhà nước lấy gì để bảo đảm và sẽ can thiệp bằng cách nào với tình hình ngân sách ngày càng khó khăn như hiện nay? Giải pháp trước mắt là đẩy những khó khăn về phía người lao động bằng việc: điều chỉnh việc mức đóng, thời gian đóng, tuổi nghỉ hưu, mức lương hưu…

Ở Việt Nam lâu nay, quỹ BHXH thường ít được nhà nước công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng và đầu tư. Vì vậy, người đóng Bảo hiểm xã hội không được biết hoặc biết không rỏ những đồng tiền tiết kiệm của mình được đầu tư và chi tiêu như thế nào. Họ chỉ được biết khi nó xảy ra sự cố nào đó.

Chính sự yếu kém trong quản lý và những rủi do trong đầu tư đã khiến quỹ BHXH bị thất thoát: 1052 tỉ đồng cho công ty ALC II vay bị mất trắng. Có đến 24.000 tỷ đồng nằm trong diện “thất thoát” do việc đóng quỹ bảo hiểm chỉ căn cứ vào tiền lương tối thiểu của nhà nước mà không căn cứ theo thu nhập thực. Có 50 -70% doanh nghiệp trốn đóng BHXH. Hơn 100.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Các vụ chiếm đoạt quỹ BHXH...Và gần đây dư luận phải giật mình trước thông tin, Chính phủ còn nợ BHXH 22.000 tỷ đồng từ năm 1995 (nếu tính lãi mẹ đẻ lãi con thì đến nay 100.000 tỷ đồng).

Người lao động ở Việt Nam thường ít quan tâm đến việc đóng bảo hiểm cũng những như thông tin về tình hình quỹ BHXH. Để dẫn chứng tôi kể câu chuyện sau: Hôm vừa rồi tôi tham ra một hội thảo, ngồi bên cạnh tôi là hai cô gái trẻ, độ khoảng 35 tuổi. Nghe câu chuyện họ nói với nhau, tôi biết họ đã có gia đình và điều làm trong cơ quan nhà nước và họ đang nói về tương lai của mình, chuyện về hưu, mức lương, những dự định. Cả hai rất phấn khởi, dường như họ không hay biết về thông tin quỹ BHXH đang cạn và có nguy cơ vỡ.

 Mời quý độc giả xem Video : Chính quyền bán đất nghĩa trang, thuê đầu gấu cấm dân chôn, dân đem quan tài đặt giữa đường 


 

Tôi chắc rằng, đó cũng là câu chuyện của khá nhiều người. Ngay cả những người bạn và đồng nghiệp của tôi, họ cũng luôn lạc quan về vấn đề nay. Quan niệm ,làm nhà nước tuy lương thấp, nhưng về già có lương hưu luôn ngự trị trong tâm thức rất nhiều người. Họ tin tưởng vào sự ổn định của nhà nước, và luôn nghĩ rằng nếu có gì xảy ra đã có Đảng và nhà nước lo. Và hôm nay quỹ BHXH có nguy cơ vỡ cũng không mấy ai quan tâm, họ nghĩ về tương lai xa hơn. Một tương lai màu hồng.

Bàn về vấn đề này, để nhắc cho người dân hãy lên tiếng vì quyền lợi của chính mình, nếu không muốn mình như câu chuyện của bà Nguyễn Thị Thỏa (trú tại xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) nhận lương hưu chưa tới 300.000 đồng/tháng sau hơn 30 năm làm giáo viên mầm non với 19 năm đóng BHXH bắt buộc. Hay như ở Thanh Hóa, hơn 100 giáo viên mầm non khi nghỉ hưu chỉ từ 320.000 đến dưới 500.000 đồng/tháng.

Một sự thật là, bạn có thể thảm hơn họ nếu quỷ BHXH vỡ, cả đời lao động vất vả, ngày về hưu có thể bạn sẽ không nhận được một đồng bạc nào để tiếp tục sống những năm tháng tuổi già. Đừng tin vào truyền thông, đừng tin vào lời hứa của nhà nước. Bỡi, chẳng thể làm gì hơn khi nhà nước cũng đang đối mặt nguy cơ vỡ nợ.

Định An
 
(Dân Luận)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...