Jump to content

Euan Graham - Philippine và Úc có thể học được gì từ Việt Nam trong việc chung sống với Trung Quốc?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Sự gần gữi về mặt địa lý, sức mạnh tổng thể không phải là yêu tố để Philippines lấy cớ chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc. Việt Nam, một quốc gia gần về mặt địa lý, có một mối quan hệ lịch sử phức tạp với Trung Quốc nhưng vẫn kiên cường và giữ vững được độc lập chủ quyền của mình? Đâu là lý do để Philippines học hỏi?
 
chuquyenbiendao1482015__97787_std.jpg
 
 
 
Cứ cho đây là những ngày đầu của nhiệm kì, nhưng tân tổng thống lỗ mãng của Philippine, ông Rodrigo Duterte, đã ngày càng thể hiện ý định đảo ngược lại chính sách cứng rắn về Biển Đông và xu hướng dựa dẫm vào liên minh của người tiền nhiệm, mà thay vào đó là lựa chọn hướng nghiêng về phía Trung Quốc.
 
Khuynh hướng Philippines đảo ngược mối quan hệ với các cường quốc phản ánh nhiều yếu tố khác nhau. Một là sự thiếu vắng truyền thống về tư duy chiến lược. Điều này thể hiện rõ trong các ưu tiên của Duterte khi đặt các thách thức trong nước lên trên các vấn đề an ninh liên quan đến bên ngoài, ngay cả khi vấn đề an ninh bao hàm sự xâm lấn có tính chất chiến lược của Trung Quốc trong khu vực đặc quyền kinh tế của Philippine, một hành động vi phạm pháp luật rõ ràng đã được phán quyết của Tòa trọng tài tại La Hay chỉ ra. Hai là Hoa Kỳ, quốc gia có hiệp ước đồng minh với Manila, thiếu sự quan tâm tương xứng. Điều này tạo ra những thay đổi, cho dù có là ai ở phe “ủng hộ” hoặc “chống đối” quan hệ liên minh.
 
Tại một hội nghị mà tác giả tham gia gần đây, một đại diện đến từ Philippines cho rằng sự  “gần gũi” về mặt địa lý đẩy Manila phải chấp nhận thoả hiệp hơn với Trung Quốc sau năm năm căng thẳng với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Việt Nam lại cung cấp một kinh nghiệm ngược lại, không chỉ dành cho Philippine.
 
Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền dài 1.200 km với Trung Quốc đã được phân định bởi thỏa thuận chung. Ngay cả một đường biên giới trên bộ được đàm phán cũng có thể tác động làm thay đổi diện mạo của mối quan hệ song phương. Tuy Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc, chỉ có duy nhất Hà Nội trong các nước Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông phải đối mặt với thế yếu về chiến lược ngày càng trầm trọng. Trong một cuộc khủng hoảng, Bắc Kinh có thể, nếu muốn, triển khai các lực lượng ở vị trí biên giới để gây áp lực với Hà Nội. Không quân Trung Quốc tiến bộ rất nhiều so với thời điểm năm 1979. Tỉnh Hải Nam, nơi tập trung nhiều khi tài hải quân và không quân tiên tiến nhất của Trung Quốc, nằm bên sườn bờ biển phía bắc Việt Nam, tạo thành một gọng kìm khác. Hà Nội cách biên giới Trung Quốc 173km – xấp xỉ khoảng cách từ Canberra đến Bowral - và sẽ ngay lập tức cảm giác đe doạ nếu xung đột nổ ra.
 
Nếu sự gần gũi là yếu tố quyết định, Việt Nam nên phục tùng Trung Quốc hơn hiện tại mới phải. Thay vào đó, nước này đã chứng minh sức chịu đựng rủi ro về mặt chiến lược rất cao, bao gồm cả trong cuộc đối đầu khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan trong vùng nước tranh chấp năm 2014. Trong trường hợp đó, Việt Nam đã chọn hướng leo thang bằng việc huy động lực lượng biển khiêm tốn của mình đối mặt với giàn khoan và theo sát lực lượng của Trung Quốc trong một tình huống bế tắc kéo dài hai tháng, trong đó va chạm và đối đầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cuối cùng, Trung Quốc đã phải chùn bước.
 
Trong một cuộc xung đột toàn diện, lực lượng vũ trang của Việt Nam có rất ít hy vọng đánh bại PLA của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Hà Nội đã phân bổ các nguồn lực khan hiếm để mua sắm bổ sung cho hải quân và không quân của Việt Nam, nhằm nâng cao khả năng của hai lực lượng này với mục đích tạo ra một mối răn đe quân sự đáng tin cậy. Việt Nam hiện là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám. Lực lượng cảnh sát biển cũng đã được mở rộng và tiếp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài, như trường hợp của Philippine.
 
Nỗ lực nâng cao năng lực đầy tham vọng của Việt Nam đang được thực hiện mặc dù chi tiêu quốc phòng của nước này xấp xỉ với Malaysia tính chỉ số đồng đô la và chỉ cao hơn Philippine một chút. Tuy nhiên, năng lực quân sự của các nước rất khác nhau: Không quân Philippines đã đưa lại máy bay phản lực vào phục vụ mới chỉ gần đây, sau một sự gian gián đoạn kéo dài, trong khi tuyến đầu của hải quân chỉ là một tàu tuần tra  được tân trang được đóng trong thời chiến tranh Việt Nam do Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kì tặng. Duterte nhắm tới đảo ngược xu hướng hiện đại hóa quân đội vì mục đích phòng thủ đã quá hạn này, và quay lại nhấn mạnh nhiệm vụ chống nổi dậy như là chức năng chính của lực lượng vũ trang.
 
Ngoài giá trị răn đe của việc tăng phí tổn đối với Trung Quốc trong khía cạnh quân sự, Việt Nam hiểu sự tương tác phức tạp giữa ngoại giao và sức mạnh quân sự. Điều này bao gồm các khía cạnh tâm lý, đặc biệt là khả năng hành động độc lập được thể hiện trong việc các lực lượng sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Kho khí tài quốc phòng của Việt Nam bao gồm các radar của Israel, các tên lửa đất đối không S-300, máy bay tấn công Su-27, Su-30MK2 và tàu ngầm Kilo được trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền của Nga. Đây giống như một phiên bản tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả giống hệ thống “chống tiếp cận” và “chống xâm nhập” mà Trung Quốc triển khai chống lại các lực lượng của Mỹ.
 
Hà Nội tiếp tục tránh tâm lý dễ bị rung động bằng cách duy trì chiều sâu của các mối quan hệ quốc tế của mình, ngăn ngừa sự phụ thuộc vào một đồng minh duy nhất, và đảm bảo rằng có các lựa chọn khác để thay thế khi một đối tác chiến lược toàn diện như Nga không còn đáng tin cậy. Sự mở rộng phổ chiến lược này là một đặc điểm chung với Singapore, vượt ra khỏi quốc phòng và ngoại giao. Việt Nam có ý thức theo đuổi việc đa dạng hóa các đối tác kinh tế, thu hút đầu tư bằng một thoả thuận rộng mở và có tính "chiến lược" như Hiệp định các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để cân bằng sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc. Hà Nội theo dõi chặt chẽ vụ Philippine kiện Trung Quốc ở Biển Đông, ám chỉ rằng Việt Nam sẽ khởi động một vụ kiện của riêng mình nếu mọi việc bị đẩy đi quá xa.
 
Một cách tự nhiên, lịch sử hiện diện trong các bước đi chiến lược của Việt Nam. Không chỉ đơn giản là các câu chuyện dân gian đã ghi lại lịch sử chống lại và cuối cùng là đánh bại hoàn toàn các đội quân vượt trội hơn về mặt vật chất trong cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ, và chiếm phần lớn lịch sử độc lập của Việt Nam là Trung Quốc. Những cuộc đấu tranh đó đã định hình tư duy của lãnh đạo Việt Nam quen với việc tính toán và chấp nhận rủi ro chiến lược. So với những hy sinh trong quá khứ, những rủi ro của việc đứng lên trước Trung Quốc ở Biển Đông là chấp nhận được. Bằng trực giác, Hà Nội nắm được rằng một cách tiếp cận đơn giản chỉ dựa trên việc tránh xung đột và giảm căng thẳng với Trung Quốc chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.
 
Bí quyết thực sự của Việt Nam cho thấy rằng quốc gia này có thể có một cách tiếp cận thống nhất đối với Trung Quốc trong đó kết hợp cạnh tranh, những giai đoạn đối đầu, với can dự chính trị trường xuyên. Đường dây nóng có thể không được trả lời, và các đặc phái viên đôi khi phải đối diện với sự lạnh nhạt. Nhưng các kênh, bao gồm đối thoại giữa hai Đảng, nói chung là duy trì trong một mối quan hệ phức tạp trong đó cùng tồn tại được tôn trọng, tuy rằng miễn cưỡng, bất chấp luôn có ngờ vực về chiến lược, tranh chấp và căng thẳng ở Biển Đông. Kẻ thù có thể được tha thứ, nhưng các nước láng giềng là vĩnh viễn.
 
Việt Nam và Philippine có những truyền thống và nền văn hóa khác nhau, nhưng trong quá trình Manila đột ngột chuyển hướng giữa các cường quốc lớn trong nỗ lực tìm kiếm của một chính sách đối ngoại "độc lập" hiện nay, quốc gia này nên tìm đến đối tác chiến lược của mình ở bờ bên kia của Biển Đông để học các kinh nghiệm thực tiễn của chính sách tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia và chung sống với rủi ro chiến lược. Ngay cả đất nước Úc xa xôi, bây giờ cũng cảm thấy áp lực trực tiếp của cuộc cạnh tranh chiến lược trong khu vực và là một quốc gia có thiên hướng xem xét mọi vấn đề qua lăng kính liên minh, có thể có một bài học hữu ích từ Việt Nam về cách thức quản lý mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực với Bắc Kinh trong đó có cả hợp tác lẫn cạnh tranh.

Mời xem Video: Xử lý một số tướng lĩnh quân đội Tổng Bí thư Trọng bất ngờ giành thế chủ động

 
 
Euan Graham Lowy Interpreter
 
Trịnh Ngọc Tú (dịch)
 
Đỗ Thanh Hải (hiệu đính)
 
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...