Jump to content

Người Nhật im lặng trước lỹ lẽ công nhân Việt


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Đây là một câu chuyện xảy ra cũng khá lâu.Lúc đó tôi đang làm nhân viên kinh doanh cho một công ty xuất khẩu lao động sang Đài Loan và Nhật Bản.Trong quá trình công tác tôi có làm việc với một người Nhật,anh ta đã làm việc tại Việt Nam khoảng 5 năm và khả năng nghe nói tiếng Việt cũng khá tốt, anh cũng là giám đốc nhân sự của một công ty Nhật trực tiếp tuyển dụng lao động tại Việt Nam.Tôi có mời anh ta đi uống cà phê và trò chuyện bằng tiếng Việt với nhau khá lâu vào một buổi sáng cách đây 3 năm.Tôi có hỏi chuyện về việc các kỹ sư và công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động sang Nhật thì cảm nhận của người Nhật và cá nhân của anh ấy thế nào về khả năng tiếp thu và thái độ làm việc của các kỹ sư và công nhân Việt Nam.
 
Kết quả hình ảnh cho Người Nhật im lặng trước lỹ lẽ công nhân Việt
Ảnh minh họa
Anh người Nhật nói: Công nhân Việt Nam rất thông minh và sáng tạo.Khi hướng dẫn các công việc thực hành thì họ nắm bắt rất nhanh và cũng có nhiều sáng kiến cải tiến trong quá trình lao động.Một số sáng kiến đã tạo ra những đột phá cho quá trình sản xuất Ban lãnh đạo công ty đánh giá cao về sự tiếp thu,nhanh nhẹn,chăm chỉ và sáng tạo của công nhân kỹ sư Việt Nam.
 
Ngập ngừng một chút có vẻ hơi e ngại nhưng anh người Nhật nói tiếp: Chỉ có điều là điều đó chỉ diễn ra trong thời gian đầu của mỗi người sau đó thì có rất nhiều vấn đề chính vì vậy mà chúng tôi cứ phải thay thế tuyển lao động Việt Nam thường xuyên.
 
Tôi hỏi: Thế vấn đề đó là những vấn đề gì? Anh có thể thoải mái nói cho tôi biết được không?
 
Anh người Nhật: Công nhân Việt Nam thì thời gian đầu rất chăm chỉ nhiều ý kiến sáng tạo và học hỏi rất nhanh nhưng khi quen việc và mở rộng quan hệ cũng như thông thuộc địa bàn thì thường hay tụ tập uống rượu,ý thức kém,vứt rác bừa bãi và trộm cắp vặt.Đôi khi còn đánh nhau do ghen tuông gây mất trật tự công cộng.Thậm trí họ bỏ việc và trốn Visa ở lại Nhật luôn.
 
Tôi hỏi :Vậy bên Nhật sẽ xử lý họ như thế nào?
 
Người Nhật (giọng kiên quyết): Chúng tôi sẽ dừng hợp đồng với những công nhân như vậy và trả về Việt Nam.
 
Tôi hỏi: Vậy thì người Nhật nói chung có định kiến như thế nào về Việt Nam?
 
Người Nhật: Tôi cảm thấy khó nói vì không biết phải bắt đầu như thế nào? Nói chung là do nhiều sự khác biệt về văn hóa nên nhận định sẽ khác nhau.
 
Tôi nói: Thế anh có muốn nghe thêm nhưng kiến thức mà anh chưa biết về người Việt Nam không? Điều này tôi tin là anh chưa bao giờ được nghe từ ai cả?
 
Người Nhật (hào hứng): Có chứ tôi rất muốn nghe.
 
Tôi nói: Sẽ mất thời gian đấy.
 
Người Nhật: Tôi có nguyên cả một buổi sáng để uống cà phê mà.
 
Tôi (cười) nói: Tôi có đọc những bài biết trên báo về cảm nhận của người Nhật về con người Việt Nam tôi thấy khá tiêu cực nhưng không phải là không đúng.Tôi nhận thấy có một điều là các bạn chưa hiểu người Việt một cách sâu sắc.
 
Người Nhật: Vậy à.Tôi đã sống và làm việc tại Việt Nam hơn 5 năm và tiếp xúc với nhiều người Việt.Tôi tin là tôi khá hiểu người Việt các bạn.
 
Tôi (cười và lắc đầu) nói: Cách bạn nói và thái độ của bạn tôi biết là bạn chưa thực sự hiểu.Bởi vì các bạn đang nhìn con người Việt Nam và văn hóa Việt Nam với con mắt của một nước phát triển hàng đầu thế giới.Sau chiến tranh chúng tôi bị tụt hậu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á hàng chục năm so với Nhật Bản,Hàn Quốc hay Mỹ và Châu Âu thì cả trăm năm.
 
Người Nhật: Điều đó có liên quan gì đến văn hóa của các bạn.Văn hóa và thói quen được hình thành từ thời xưa mà.Giống như Nhật Bản văn hóa hình thành cả nghìn năm trước.
 
Tôi nói: Đúng vậy.Bạn thấy những ưu điểm nào trong những người Việt mà bạn gặp gỡ và làm việc trong hơn 5 năm qua?.
 
Người Nhật: Người Việt thân thiện,hiếu khách và thông minh,văn hóa dân tộc đa dạng có chiều sâu.Lịch sử đất nước nhiều thăng trầm và lâu đời.
 
Tôi nói: Bạn có cảm thấy an toàn khi ở Việt Nam?
 
Người Nhật: Rất an toàn về an ninh và không có động đất.
 
Tôi (cười) nói: Đấy là lý do mà nước Nhật lại trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đó.
 
Người Nhật (suy nghĩ rồi gật đầu)
 
Tôi nói tiếp: Vì chúng tôi hiếu khách và thân thiện muốn kết giao và làm ăn với tất cả mọi người nên chúng ta mới ngồi với nhau uống cà phê trò chuyện như hai người bạn.
 
Người Nhật gật đầu Tôi nói tiếp: 
Việt Nam trải qua chiến tranh từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước xã hội chủ nghĩa sự biến đổi này rất lớn đó là một cuộc cách mạng toàn diện trong xã hội.
 
Chính vì do chiến tranh nên sự phân biệt đối xử giữa nam nữ đã vượt lên cân bằng trong xã hội Việt Nam,Vì trong chiến tranh những người phụ nữ Việt Nam cũng đổ máu cầm súng để giữ nước.Chúng tôi đạt được sự đối xử nam nữ công bằng ở thời điểm này còn hơn các nước phát triển khác.
 
Ở Việt Nam bạn không thấy sự đối xử phân biệt chủng tộc mầu da hay tôn giáo.Trong khi các nước phát triển như Anh,Pháp,Đức vẫn bị phân biệt đối xử với người da đen hay người Mỹ gốc Phi với những người tôn giáo như đạo Hồi.
 
Tại Nhật Bản và nhiều nước phát triển khác chưa chắc đã đạt đến sự công bằng nam nữ như ở Việt Nam dù các bạn có hơn chúng tôi cả trăm năm phát triển.Bạn công nhận điều này không?
Người Nhật im lặng gật đầu.
 
Một lý do quan trọng nữa là nếu dân số của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 30 triệu dân thì chúng tôi chỉ cần mất 20 năm là có thể ngang với Malayxia hoặc Singapoor.Nhưng bùng nổ dân số tại Việt Nam lên đến 90 triệu dân làm gia tăng sức ép về mọi nhu cầu trong cuộc sống.Từ chính trị đến kinh tế,từ giáo dục đến lương thực.Gây nhiều sức ép lên những người lãnh đạo,bộ máy lãnh đạo cần có thời gian để lấp những khoảng trống về tư duy, năng lực lãnh đạo.
 
Việt Nam vừa thoát ra khỏi những cuộc chiến tranh khốc liệt chúng tôi phải xây dựng lại từ một đất nước nghèo để hiện đại hóa theo thế giới giống như Nhật Bản năm 45 nhưng khác biệt về thể chế chính trị.Nên chúng tôi thay đổi chậm hơn rất nhiều so với Nhật Bản đó là khoảng trống cần thời gian để bù đắp.Người Việt Nam đã nỗ lực hòa nhập và giao thương với thế giới để học hỏi và phát triển.
 
Bạn nói người Việt Nam chúng tôi thông minh thì tôi cũng muốn nói rằng chúng tôi đủ thông minh để hiểu rằng các doanh nghiệp Nhật Bản có lợi ích gì khi đến đầu tư tại Việt Nam.Chúng tôi hứng chịu những khí thải ô nhiễm môi trường nặng nề do các doanh nghiệp nhà máy của Nhật gây ra như Vedan,Toyota,Honda v..v…
 
Các sản phẩm sản xuất ra người Nhật lại xuất sang các nước Châu Âu và Mỹ người Việt chỉ nhận được phần nào rồi chi phí đó lại phải quay sang đầu tư về y tế vì quá nhiều người bị ung thư và bệnh tật và ảnh hưởng nhiều thế hệ do hóa chất từ những nhà máy của Nhật.Bạn có công nhận điều này không?
 
Người Nhật im lặng.
 
Tôi nói tiếp : Nhưng người Việt chấp nhận việc đấy cho quá trình phát triển hội nhập và giao thương với thế giới.
 
Người Việt Nam phải chi rất nhiều tiền để phục vụ cho quốc phòng vì đất nước chúng tôi nằm ở vị trí địa lý mà “ Buông tay súng là mất nước” điều này không giống Nhật Bản được bảo hộ bởi Mỹ các bạn chỉ có tập trung phát triển kinh tế trong nhiều năm mà không cần chi phí quốc phòng.Điều này là cơ bản trong quá trình thăng hoa về kinh tế của Nhật Bản những thập kỷ 70 và 80.
 
Về người Việt Nam đang lao động tại Nhật Bản tôi công nhận họ có rất nhiều vấn đề như tệ nạn uống rượu,chơi cờ bạc,đánh nhau hay trộm cắp.
 
Đó là những thói xấu được hình thành trong quá trình phát triển nhân cách của một cá nhân hay giai đoạn của xã hội phát triển chúng tôi gọi đó là thói khôn vặt do chưa lấp được khoảng trống về ý thức dân tộc.Do quá trình nhảy vọt để đuổi theo các nước phát triển.Đó là những khoảng trống trong quá trình hiện đại hóa mà tại Việt Nam hay mọi dân tộc trên thế giới cần phải khắc phục.Ngay kể cả những nước phát triển như Mỹ hoặc Nhật Bản cũng bị những vấn đề nhu vậy trong một giai đoạn nào đó khi phát triển.Bạn nên biết là Ở Việt Nam không có băng đảng xã hội đen nào nổi tiếng thế giới như Hội Tam Hoàng Trung Quốc,Mafia Ý hay Yakuza như Nhật Bản.
 
Người Nhật im lặng vẫn lắng nghe một cách chăm chú
 
Tôi nói tiếp :Chế độ chính trị của Việt Nam rất tốt và ổn định khiến mọi nhà đầu tư đến đều cảm thấy an toàn.Ngay cả Mỹ cũng muốn trở thành nhà đầu tư lớn của Việt Nam trong tương lai.
 
Rất nhiều tầng lớp tri thức và công nhân Việt sang lao động và học tập tại Nhật sau khi về nước họ đã góp phần xây dựng kinh tế giao thương với doanh nghiệp Nhật Bản để phục vụ lợi ích cho cả hai dân tộc.
 
Chúng ta không nên chỉ nhìn vào mặt trái của nhau mà nên nhìn vào những ưu điểm của nhau để phát triển.Tôi chỉ muốn nói rằng hãy biết thông cảm cho nhau và cùng nhau phát triển trên tinh thần lợi ích của cả hai bên.
 
Người Nhật : Cám ơn bạn đã nói cho tôi biết những điều này.Tôi đã gặp nhiều người Việt nhưng chưa ai nói cho tôi những điều này một cách đơn giản và dễ hiểu như bạn.Trước đây tôi đã từng tham gia đi biểu tình phản đối đầu tư vào Việt Nam,lúc đó tôi nghĩ kinh tế đất nước các bạn chỉ toàn tham nhũng,trộm cắp và văn hóa thấp chúng tôi đầu tư tiền thuế của người dân Nhật vào Việt Nam là rất lãng phí.Nhưng sau buổi nói chuyện này tôi đã có nhiều thay đổi trong suy nghĩ của bản thân,tôi sẽ chia sẻ điều này với những người xung quanh tôi và con cái của tôi để họ hiểu thêm về người Việt các bạn.
 
Chúng tôi trò chuyên trong khoảng gần hai tiếng đồng hồ và khi đứng dậy chia tay thì anh bạn người Nhật bắt tay tôi và cúi đầu rất lễ phép nói cảm ơn.Một thời gian sau tôi nghỉ việc tại công ty và cũng chưa bao giờ có dịp gặp lại anh bạn người Nhật.
 
Khi viết bài này tôi thấy trên các trang báo có nhiều câu chuyện của người Nhật nói về người Việt như “Người Việt muôn đời không khá được” hay “Người Việt là những tên trộm cắp” rất nhiều ý kiến phản hồi,người thì đồng thuận người thì tỏ ra khó chịu nhưng quan trọng là chúng ta cần phải có lý lẽ sắc sảo để khiến họ thay đổi trong tư duy.Lý lẽ của chúng ta cần phải khách quan thừa nhận cái không tốt nhưng vẫn phải nêu bật lên cái tốt và chỉ ra những cái không tốt của họ để cho họ nhìn thấy không có gì là hoàn hảo cả.
 
Chúng ta cứ tự nói là “Tinh thần dân tộc” hay “Tự hào dân tôc” nhưng không biết cách thể hiện biểu cảm ra một cách đúng đắn thì không giải quyết vấn đề gì.Thậm trí còn gây những bất mãn không cần thiết về chế độ chính trị hay văn hóa con người của hai nước.
 
Tổng thống Mỹ Obama cúi chào Nhật Hoàng Nhật Bản
Người Nhật có một thứ mà Mỹ gọi là “quyền lực mềm” mộ lắng nghe và học hỏi từ người Nhật cách mà họ đối xử với c hào dân tộc qua mọi công việc và thái độ sống của cá nhân
 
Abraham Lincoln : “Lịch sử chỉ ghi nhớ những chiến thắng mà lặng không bằng một bài hùng biện hay”.

Mời xem Video: Xem người tình của Thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng nói xấu Tổng BT Nguyễn Phú Trọng tới cỡ nào?
 
 
(Vijaexpress)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...