Jump to content

Vì sao xuất khẩu sang ASEAN giảm mạnh?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-11-18

  •  
Sản xuất mây tre lá xuất khẩu ở Hà Nội, ảnh minh họa.
Sản xuất mây tre lá xuất khẩu ở Hà Nội, ảnh minh họa.
icon-zoom.png AFP
Vì sao xuất khẩu sang ASEAN giảm mạnh?
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

Trái với dự báo lạc quan

Năm 2016 hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, EU và các thị trường phương tây tăng đều nhưng lại sụt giảm khá mạnh sang ASEAN sau khi cả khu vực này trở thành Cộng Đồng Kinh Tế AEC từ cuối 2015.

Giới phân tích và các chuyên gia cho rằng nội tại và ngoại tại là hai vấn đề Việt Nam phải cải thiện nếu muốn nâng thương vụ vào thị trường ASEAN trong những ngày tháng tới.

Trái với dự báo lạc quan là xuất khẩu sang ASEAN sẽ tăng khi cộng đồng kinh tế chung AEC thành hình cuối 2015, hàng Việt đã và đang gặp khó với ASEAN vì sức mua từ thị trường này giảm mạnh gần một năm qua.

Theo số liệu thống kê từ tháng Giêng cho đến tháng Mười 2016, trong lúc xuất khẩu vào Mỹ tăng 15%, vào EU hơn 7%, vào Trung Quốc gần 24%, Hàn Quốc 29,1%, Nhật Bản 3,4%, thì xuất khẩu vào các nước ASEAN giảm xuống 7,6% . Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm là gạo, dầu thô, sắt thép các loại.

Tại sao hàng Việt Nam khó vào ASEAN vì những rào cản của nó còn rất lớn, chi phí đầu vào, chi phí bôi trơn, chi phí tiêu cực làm cho giá thành cao.
-TS Ngô Trí Long

Ông Nguyễn Trọng Thắng, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua các nước ASEAN và Trung Quốc, nói rằng cạnh tranh khiến nhu cầu nhập gạo Việt Nam sang ASEAN sụt giảm trong năm 2016:

Thực tế thì số lượng gạo của Việt Nam mặc dù xuất ra nhiều nhưng mà giá trị xuất khẩu nhiều khi lại không cao. Một phần nữa là khả năng chế biến, gia công gia công của Việt Nam không bằng người Thái, thành ra chất lượng gạo chưa chắc đã bằng. Ngoài ra thì mẫu mã bên ngoài cũng không đẹp bằng. Ở Thái người ta còn tiến hành khâu đánh bóng nữa thành ra hạt gạo mẩy hơn, tròn hơn, đều hơn, trắng hơn. Khi xuất khẩu thì gạo Thái được nhiều người thích hơn.

Một cái nữa là ngay sát bên mình, chẳng hạn Kampuchia, mặc dù không nhiều hơn mình nhưng họ có một số lượng ổn định hàng năm. Số lượng gạo Việt Nam hiện nay xuất khẩu đi ASEAN, nhất là Philippines thì nhiều, nhưng nhớ có một thời Việt Nam và Thái Lan cùng xuất khẩu gạo sang Philippines mà sau khi đàm phán xong thì nguồn gạo Thái lại chiếm ưu thế.

Chuyên gia tài chính, tiến sĩ Ngô Trí Long, hiện là nhà nghiên cứu kinh tế độc lập, giải thích tại sao trong thời gian qua xuất khẩu Việt Nam sang ASEAN có xu hướng chững lại và giảm xuống:

ASEAN là một thị trường tương đối dễ tính, thu nhập của các nước ASEAN cũng tương đối thấp trừ một vài nước như Singapore tương đối là cao thôi, còn các nước khác thì ở mức trung bình hoặc trung bình thấp của thế giới. Cho nên tiêu chuẩn và đòi hỏi hàng hóa vào khu vực đấy không khắt khe, không quá cao.

 

000_Hkg10194354.jpg
Trái vải xuất khẩu, ảnh minh họa. AFP

 

Tại sao hàng Việt Nam khó vào ASEAN vì những rào cản của nó còn rất lớn, chi phí đầu vào, chi phí bôi trơn, chi phí tiêu cực làm cho giá thành cao, dẫn giá cũng khó có khả năng cạnh tranh. Đấy là một trong những nguyên nhân cơ bản. Chính vì vậy Việt Nam hiện nay đang cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, gỡ bỏ những rào cản đi, tháo gỡ những chi phí bất hợp lý đi.

Việt Nam là nước nhập khẩu thép nhiều nhất trong ASEAN, những mặt hàng sắt thép từ Việt Nam bán qua ASEAN cũng giảm mạnh do bị cạnh tranh gay gắt và bị áp thuế chống bán phá giá . Ống thép Việt Nam xuất sang Thái Lan bị áp thuế hơn 300%. Theo tiến sĩ Ngô Trí Long, thép cũng là một cuộc cạnh tranh gay gắt:

Việt Nam nhiều khả năng nhập thép của Trung Quốc về, từ Trung Quốc về lại xuất đi các nước khác. Thép nhập từ Trung Quốc thì giá rất rẻ, chính hiện tượng đó làm cho các nước có biện pháp tự vệ rất mạnh và dùng một thuế suất rất cao. Ngay bản thân thị trường Việt Nam thì cung cầu thép tương đối là bảo hòa, trong khi đó thép từ Trung Quốc vào rất nhiều mà bán với một giá rất thấp như cách bán phá giá, cho nên Việt Nam đã dùng biện pháp tự vệ bằng rào cản, bằng bổ sung thuế nhập khẩu. Đấy là lý do cơ bản buộc các nước trong ASEAN đánh thế rất cao đối với thép Việt Nam vì vẫn suy nghĩ rằng nguồn thép từ Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều và Việt Nam dùng xuất đi các nước.

Chưa kịp chuẩn bị cho sự hội nhập

Theo các chuyên gia, bài học rút ra được từ chuyện hàng Việt gặp khó, nói cách khác là bị thua nặng, gần một năm sau khi AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN thành hình, là vì chưa kịp chuẩn bị cho sự hội nhập trong lúc cạnh tranh luôn là điều tất yếu phải được nghĩ tới . Doanh gia Nguyễn Trọng Thắng:

Cạnh tranh là vấn đề đương nhiên thôi, chỉ có là khả năng của nhà nước trong việc khống chế điều tiết thị trường, trong việc thu mua của nông dân, và trong việc giới thiệu, tiếp thị đối với thị trường nước ngoài là như thế nào. Nếu có sự lãnh đạo tốt từ phía Bộ Công Thương, từ phía những người chuyên trách xuất khẩu gạo thì ta có thể làm tốt hơn những nước khác kể cả Thái, kể cả Kampuchia . Còn những loại nông sản khác như hạt điều, hồ tiêu hay những thứ khác thì hầu hết Việt Nam đều có khả năng xuất khẩu tốt nếu có những công ty có đủ uy tín, đủ khả năng giao tiếp với khách hàng ở các nước ASEAN.

Dưới mắt tiến sĩ Ngô Trí Long, ngay cả các thị trường được xem là khó tính nhất như EU, Mỹ, Nhật... mà hàng Việt Nam còn nhập vào được thì không có lý nào lại chịu thua trên thị trường ASEAN:

Cho đến thời điểm này mình vẫn chưa xây dựng được lợi thế gì đặc biệt để mình có thể kỳ vọng xuất khẩu vào Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Malaysia.
-Ông Bùi Văn

Cải thiện môi trường đầu tư, dỡ bỏ những rào cản đi, tháo gỡ những chi phí bất hợp lý đi. Nói chung Việt Nam đã có rất nhiều đề án rất hay, rất đúng qui luật thị trường, nhưng thực tế hành động hay thực thi còn hạn chề rất nhiều. Những tệ nạn những mặt tiêu cực chưa được xóa bỏ một cách triệt để.

Nếu mà Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư một cách quyết liệt thì chắc chắn hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh một cách vững chắc đối với hàng của các nước ASEAN.

Ông Bùi Văn, giảng viên Chương Trình Fulbright Vietnam, chuyên nghiên cứu sâu về AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN, nói rằng cạnh tranh là động lực chính để nâng vị thế hàng hóa Việt Nam trong AEC:

Việt Nam gia nhập AEC trên nguyên tắc là có lợi nhưng cái lợi đó không lớn. Khối ASEAN, trừ những thị trường rất bé như Singapore hay Brunei hay những nước kém mình xa như Myanmar với Lào, còn lại nó cũng dần dần tương đồng với nhau.Mình xuất khẩu tài nguyên họ cũng xuất khẩu tài nguyên, mình xuất khẩu nông sản họ cũng xuất khẩu nông sản, mình đi gia công cho phương tây thì họ cũng đi gia công cho phương tây. Cho nên mình ở thế là cạnh tranh chứ không có nhiều thứ để hợp tác với nhau đâu.

Kinh tế là phải có cạnh tranh. Giả sử mình hợp tác với Hàn Quốc chẳng hạn thì Hàn Quốc có thế mạnh của Hàn Quốc mình có thế mạnh của mình. Còn 5 nước chính trong ASEAN, gọi là ASEAN 5, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines, thì không có gì để bù đắp không có gì để hợp tác. Mỉnh xuất trái cây thì Thái Lan cũng xuất trái cây, Thái Lan xuất gạo thì mình cũng xuất gạo,

Cho nên chuyện xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giảm thì tôi cũng không ngạc nhiên. Cá nhân tôi thì không kỳ vọng vào xuất nhập khẩu với ASEAN bởi vì cho đến thời điểm này mình vẫn chưa xây dựng được lợi thế gì đặc biệt để mình có thể kỳ vọng xuất khẩu vào Thái Lan, Indonesia, Philippines hay Malaysia.

Tuy nhiên, vẫn theo lời ông Bùi Văn, điều Việt Nam có thể học hỏi được là từ những rào cản kỹ thuật mà các nước đặt ra cho hàng Việt:

Cái technical barrier này (rào cản kỹ thuật) ở phương tây thì nó tương đối là đúng chuẩn mực quốc tế, còn ở những nước kém phát triển hơn thì hàng rào kỹ thuật này khá là tùy tiện, không vượt qua được cái đó thì mình phải chịu thiệt thôi. Thật ra hàng rào kỹ thuật là do các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất ra chứ không phải do chính phủ đề ra. Tức là mình cũng phải có những hàng rào kỹ thuật của mình để mình đàm phán với người ta.

Ông khẳng định câu chuyện phải đi xa hơn, nghĩa là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phải liên kết lại với nhau thành những hiệp hội doanh nghiệp thực sự để tự bảo vệ quyền lợi cho mình trước những rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu.

Những hiệp hội doanh nghiệp đúng nghĩa như vậy chính là hình thức của các xã hội dân sự không bị chính trị hóa bởi bất cứ điều kiện hay thế lực nào, chuyên gia Bùi Văn kết luận.

 

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...