Jump to content

Lộ mặt kẻ cố ý trì hoãn và llàm chậm việc truy nã Trịnh Xuân Thanh?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Cuộc chiến “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng đã phải gặp lực cản, do chính người phát động tạo nên. Đó là các tai tiếng xung quanh việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhận quà tặng của Formos Hà tĩnh, đó là bức tượng HCM bằng vàng ròng nặng hơn 50kg; việc bà H. vợ Tổng BT nhận quà biếu 02 căn hộ ở khu chung cư cao cấp L1, L2 Ciputra, Tây Hồ, mà người môi giới chính là bà Nhung, vợ của Trưởng Ban Tổ chức TW, ông Tô Huy Rứa.
 
TXT%2BCanada.jpg
 

Không hiểu vô tình hay hữu ý, gần cuối kỳ họp quốc hội cuối năm 2016 bất chợt nảy sinh hàng loạt câu hỏi của đại biểu quốc hội đòi lật lại vụ việc Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt về việc ai hoặc thế lực chính trị nào đã đứng đằng sau Thanh để bảo kê cho anh ta trốn thoát.

 


Cho dù nhiều đại biểu của Quốc Hội Việt Nam thay mặt cử tri nêu ra hàng loạt thắc mắc yêu cầu trả lời về vụ Trịnh Xuân Thanh nhưng bộ trưởng Nội Vụ… cương quyết không hồi đáp.


Trịnh Xuân Thanh là ai?

Ông Thanh, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp đại học Kiến Trúc năm 1990 thì sang Đông Âu “làm ăn.” Năm 1995 quay về Việt Nam và từ đó liên tục được bổ nhiệm làm lãnh đạo hàng loạt doanh nghiệp nhà nước. Năm 2007, ông Thanh trở thành lãnh đạo tổng công ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC).

Trong hai năm 2009 và 2010, PVC liên tục được tặng Huân chương lao động. Năm 2011 được tặng thêm danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.” Giữa năm 2013, người ta phát giác PVC thua lỗ 3,200 tỷ đồng! Ông Thanh lúc đó là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của PVC đột nhiên được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Vài tháng sau, vào đầu năm 2014, thủ tướng Việt Nam chỉ đạo điều tra – xử lý các sai phạm khiến PVC thua lỗ nghiêm trọng, nhiều thuộc cấp của ông Thanh bị tống giam, còn ông Thanh thì từ miền Trung quay về Hà Nội làm… chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương.

Năm 2015, ông Thanh được “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang. “Luân chuyển” là bước khởi đầu của tiến trình chuẩn bị cho việc bổ nhiệm các viên chức đã được lựa chọn trước để đảm nhận những chức vụ cao hơn. Trong tuần Tháng Sáu vừa qua, từ việc ông Thanh đi xe riêng nhưng lại mang biển số dành cho công xa, tổng bí thư Đảng CSVN yêu cầu phải điều tra về những vấn đề có liên quan đến ông Thanh.

Ủy Ban Kiểm Tra TW, thừa nhận, ông Thanh là người phải chịu trách nhiệm chính về việc PVC thua lỗ và trong khi nhiều thuộc cấp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì ông Thanh được thuyên chuyển, được qui hoạch vào các chức vụ cao hơn là “vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.”

Sau khi ông Thanh bị tước bỏ tư cách đại biểu Quốc Hội Việt Nam, bị miễn nhiệm vai trò phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị xác định là đối tượng cần phải xử lý nhằm chứng minh nỗ lực cải tổ bộ máy công quyền của chính quyền Việt Nam, ông Thanh đột nhiên biến mất.

Tránh né vụ việc Trịnh Xuân Thanh
Cuối tuần vừa qua, các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam đã yêu cầu ông Lê Vĩnh Tân, bộ trưởng Nội Vụ của chính phủ Việt Nam, trả lời, tại sao PVC có hàng loạt sai phạm nhưng vẫn liên tục được tặng danh hiệu huân chương lao động và “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (?) góp phần giúp ông Thanh “luân chuyển” về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch để có thể “luồn sâu, leo cao” hơn? Bộ Nội Vụ Việt Nam đã điều tra như thế nào và có kỷ luật ai góp phần tạo ra scandal này hay không? Bộ Công An loan báo đã phát lệnh truy nã ông Thanh, kết quả ra sao?

Rồi từ chuyện ông Thanh, các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam nêu ra hàng loạt thắc mắc khác về việc giám sát việc tuyển chọn, bổ nhiệm thế nào mà người của một gia đình, gia tộc chia nhau lãnh đạo một huyện, một tỉnh (?). Hay có những sở chỉ có 2/46 công chức là chuyên viên, 44/46 viên chức còn lại mang hàm lãnh đạo (?).

Các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam hỏi thêm rằng, Bộ trưởng Nội Vụ cảm thấy thế nào về trách nhiệm cá nhân khi hệ thống công quyền có rất nhiều công chức kém năng lực, thiếu cả trách nhiệm lẫn kỷ luật?

Bộ trưởng Nội Vụ của chính phủ Việt Nam không thèm trả lời bất kỳ thắc mắc nào trong số những thắc mắc vừa kể. Ông ta chỉ bảo với các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam rằng, Bộ Nội Vụ đã trình thủ tướng ban hành nhiều chỉ thị và nhiều chương trình hành động liên quan đến kỷ luật trong hoạt động công vụ, nhằm bảo vệ trật tự, kỷ cương. Bộ này cũng đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra về đào tạo, bổ nhiệm công chức.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ khá lúng túng, tìm cách né tránh các câu hỏi trên. 

Báo chí nhà nước đã ám chỉ thái độ tránh né trên vừa tỏ ra nghi ngờ khi đặt câu hỏi, tại sao vấn đề về nghi phạm Trịnh Xuân Thanh được nhiều ĐBQH đặt ra từ lâu, song không được đưa ra trong phần chất vấn? Và trong 2 ngày làm việc, vấn đề này đều bị bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam thông báo hết giờ dành cho việc chất vấn và yêu cầu Bộ Nội Vụ, Bộ Công An gửi văn bản trả lời cho các đại biểu của Quốc Hội Việt Nam đã nêu thắc mắc.
 
Ciputra.jpg
Phòng khách căn hộ Ciputra Tây hồ (Ảnh: Trịnh Xuân Thanh cung cấp)
Tại sao?

Một số tờ báo đã dẫn lại một thông tin mới nhất được “tiết lộ” từ Thứ trưởng công an Lê Quý Vương. Theo tướng Vương, từ cuối tháng 9/2016, Interpol quốc tế đã phát lệnh truy nã đỏ đối với trường hợp Trịnh Xuân Thanh. Đây là cấp độ truy nã cao nhất và được chuyển đến nhiều quốc gia. Cách thông tin này có thể củng cố “quyết tâm chính trị” như một số quan chức công an và chính phủ đã phát ra cách đây không lâu: bằng mọi cách phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh!

Một chi tiết khác có vẻ không đồng pha với tuyên bố chắc nịch của tướng Vương về lệnh truy nã đỏ đối với Trịnh Xuân Thanh chính là lời của ông Vương: “Đã là điều tra thì có những thông tin liên quan đến vụ án đưa ra đôi khi bất lợi. Chúng ta đang họp QH, có những việc diễn ra tại đây, nhưng chỉ một phút sau lên mạng hết vì thế giới phẳng. Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng”.

Cần chú ý là vào những ngày này, trong dư luận bất chợt rộ lên tin đồn về việc Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú, đã bị bắt, đã bị dẫn độ về Việt Nam… Nhưng lời tự sự “Trịnh Xuân Thanh cũng đang theo dõi qua mạng” của tướng Lê Quý Vương lại cho thấy một thực tại chắc chắn là Trịnh Xuân Thanh chưa hề bị bắt, thậm chí người ta còn khẳng định rằng, Trịnh Xuân Thanh đang tá túc ở một thị trấn nhỏ vùng Québec, Canada với giấy tờ thường trú nhân quốc tịch nước này.

Dẫu rằng, tất cả các mũi tiến công của Tổng bí thư Trọng vào vụ “Vũ Đức Thuận và đồng bọn” trong vụ PVC, vụ mỏ wolfram Núi Pháo, Vụ MobiFone… với mục đích nhằm tới cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều chưa đi đến đâu, mặc dù chiến dịch này đã được ông Trọng khởi phát từ đầu tháng 6/2016. 

Nhiều người, cho rằng cuộc chiến “chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng đã phải gặp lực cản, do chính người phát động tạo nên. Đó là các tai tiếng xung quanh việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhận quà tặng của Formos Hà tĩnh, đó là bức tượng HCM bằng vàng ròng nặng hơn 50kg; việc bà H. vợ Tổng BT nhận quà biếu 02 căn hộ ở khu chung cư cao cấp L1, L2 Ciputra, Tây Hồ, mà người môi giới chính là bà Nhung, vợ của Trưởng Ban Tổ chức TW, ông Tô Huy Rứa.

Đây là lý do đã khiến, việc truy bắt Trịnh Xuân Thanh đã dẫm chân tại chỗ, không hề biến chuyển. Thậm chí Trịnh Xuân Thanh từ Canada đã lên tiếng thách thức lãnh đạo Bộ CA cử người sang bắt, không chỉ thế, Trịnh Xuân Thanh đã gọi điện thoại cảm ơn sự giúp đỡ và che chở của tướng Tô Lâm. Trong lúc cả bộ máy công quyền ở Việt Nam thì tê liệt, vì bây giờ bắt được “chuột” Trịnh Xuân Thanh cũng có nghĩa là “vỡ bình” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong khi đó, vụ Vũ Huy Hoàng đang lộ ra bế tắc rõ rệt. Và nếu ông Trọng có xử tù được Vũ Huy Hoàng, thì có lẽ cũng chẳng có ý nghĩa lớn lao gì. Vì nhiều khả năng sau ông Hoàng sẽ khó dẫn đến một “cá lớn” nào. Và cứ như trêu ngươi ông Trọng, một đàn em của ông Vũ Huy Hoàng là Vũ Đình Duy lại vừa trốn thoát thành công ra nước ngoài ngay trước mũi công an.
 
T%25C6%25B0%25E1%25BB%25A3ng%2Bv%25C3%25A0ng.png
Tổng BT Nguyễn Phú Trọng và bức tượng mà Vàng (Ảnh: Trịnh Xuân Thanh cung cấp)
Bộ CA cố ý làm trái

Theo nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng, việc tìm ra kẻ tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn không hề khó? Và điểm đột phá cần điều tra làm rõ: ai đã cấp hoặc lờ cho Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn? Bộ Công thương hay UBND tỉnh Hậu Giang ? Điều này không khó tìm ?

Giúp cơ quan điều tra tìm ra kẻ tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài?

Vì theo ông Phạm Viết Đào, đã viết trên facebook cá nhân rằng, một nguồn tin trên mạng (chưa kiểm chứng): Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là sang Canada từ ngả Trung Quốc; Từ Canada, Trịnh Xuân Thanh còn bay qua Đức nhưng đã bị hải quan cử khẩu Đức giữ lại 4, ngày sau đó trục xuất trở lại Canada… Cũng nguồn tin này cung cấp dữ liệu đáng lưu ý: Máy quay ở cửa khẩu Tân Thanh Lạng Sơn đã quay được hình ảnh Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu này để sang Trung Quốc?

Nếu nguồn tin này là xác thực thì, khả năng phía Trung Quốc phối hợp cùng với Bộ CA Việt Nam đã giải cứu thành công cho Trịnh Xuân Thanh và như thế có thể suy đoán rằng, củng cố các nghi vấn xung quanh việc vì sao Trịnh Xuân Thanh lại dọa rằng, sẽ công bố các bằng chứng bằng âm thanh, hình ảnh do phía Trung Quốc cung cấp để không chế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. VIệc im hơi lăng tiếng của ông Trọng trong thời gian gần đây đã cho thấy sự chính xác.

Để giúp cơ quan điều tra tìm ra manh mối xem: ai, thế lực nào đã giúp Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài?

Theo ông Đào, thứ nhất, nếu Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Thanh thì có 2 khả năng: xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ? Vì Trịnh Xuân Thanh có hộ chiếu này và chỉ bằng hộ chiếu Công vụ thì mới vào được Trung Quốc bằng con đường chính ngạch không cần visa vì Trung Quốc miễn thị thực cho những ai mang hộ chiếu công vụ vào Trung Quốc. Từ con đường chính ngạch này Thanh mới có cơ sở pháp lý để mua vé may bay bay qua Canada…

Khả năng thứ 2: Cũng có thể Thanh xuất cảnh qua Trung Quốc bằng hộ chiếu phổ thông; Loại hộ chiếu này muốn vào sâu trong Trung Quốc mua vé từ đây để qua Canada đòi hỏi phải được cấp visa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ? Để bay được sang Canada và sau đó sang Đức đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải có visa vào Canada và Đức; Để có 2 loại visa cực khó này đòi hỏi Thanh phải có một đường giây cực mạnh để xin cấp từ Đại sứ quán Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc ?

Rất có thể Thanh đã xin visa vào Canada tại Hà Nội hoặc Trung Quốc còn Thanh vào Đức thì xin visa tại Đại sứ quán Đức tại Canada… và một dấu hỏi đặt ra với một số cơ quan chức năng liên quan tới việc bỏ trốn của Trịnh Xuân Thanh:

Ai đã cho phép Thanh giữ hộ chiếu công vụ, nếu quả thật Thanh sử dụng nó để bỏ trốn ra nươc ngoài?

Vì theo Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chinh phủ quy định tại mục 4 và 5 của Điều 4. Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu quy định:

“Điểm 4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam sau khi kết thúc chuyến công tác ở nước ngoài, phải nộp lại hộ chiếu cho cơ quan quản lý hộ chiếu, trừ trường hợp có lý do chính đáng do Thủ trưởng cơ quan quản lý hộ chiếu quyết định.

Điều 5 của Quyết định 58/2012/QĐ-TTG Trách nhiệm của cơ quan quản lý hộ chiếu:

“1. Quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân thuộc phạm vi quản lý của mình, bao gồm các công việc sau:

- Bàn giao hộ chiếu cho cán bộ, công chức khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận. 

Mời xem Video: Nhà giáo tố cáo hành động bẩn thỉu của dâm quan BT Giáo Dục Phùng Xuân Nhạ với nữ giáo viên
 

Theo các quy định này, có 2 cơ quan liên đới chịu trách nhiệm về việc Trịnh Xuân Thanh nếu quả thực Thanh sử dụng Hộ chiếu công vụ để bỏ trốn đó là Bộ Công thương và UBND tỉnh Hậu Giang…Vì Thanh công tác tại Bộ Công thương trước khi về làm Phó Chủ tịch tỉnh này.

Theo quy định của Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng thì hộ chiếu công vụ của Thanh phải do Bộ Công thương quản lý; Khi Thanh về Hậu Giang, Bộ Công thương phải bàn giao có ký nhận hộ chiếu công vụ của Thanh cho UBND tỉnh Hậu Giang…Hai cơ quan này sẽ không chịu trách liên đới việc Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn nếu hiện đang quản lý hộ chiếu của Thanh ?

Có một chi tiết khó hiểu là vào tháng 10/2016 và đến cả đầu tháng 11/2016, trong lúc một số dư luận tỏ ra nghi ngờ về sự chậm chạp của Interpol quốc tế trong việc đưa tên Trịnh Xuân Thanh vào lệnh truy nã, lại không thấy Bộ Công an thông tin về “lệnh truy nã đỏ”. Chẳng lẽ khi đó Bộ Công An vẫn không biết được Interpol quốc tế đã đưa Trịnh Xuân Thanh vào danh sách truy nã đỏ từ cuối tháng 9/2016? Còn nếu đã biết, tại sao không thông tin để tránh “gây hoang mang nghi ngờ trong quần chúng và cán bộ đảng viên”?

Đây là một trong các dữ liệu quan trọng giúp cơ quan điều tra có thể lần tìm ra manh mối: ai đã giúp Trịnh Xuân Thanh dung hộ chiếu công vụ và xin được visa để bỏ trốn ra nước ngoài nếu nguồn tin trên là xác thực?!

Tóm lại điểm đột phá cần điều tra làm rõ: ai đã cấp hoặc lờ cho Thanh sử dụng hộ chiếu công vụ để bỏ trốn? Bộ Công thương hay UBND tỉnh Hậu Giang ? Điều này không khó tìm ?

Sơn Hà biên tập

• Bài viết có sử dụng một số tư lệu từ các bài viết trên Báo Người Việt, STBN, và FB. Phạm Viết Đào
 
* Bài của tác giả gửi đến TTHN
 
(Tin tức Hàng ngày)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...