Jump to content

Một thời kỳ đoán mò về quan hệ Việt – Mỹ


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngay cả chuyên gia Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Chiến Lược Và Nghiên Cứu Quốc Tế tại Washington DC, cũng phải thừa nhận “Chúng tôi không biết nhiều lắm về những gì ông ấy nghĩ liên quan đến vấn đề này” khi trả lời câu hỏi của đài RFA “Theo ông chiến lược chuyển trục về châu Á của Tổng thống Obama sẽ ra sao dưới thời của Tổng thống Trump?”.
 

Một thời kỳ đoán mò về quan hệ Việt – Mỹ
Ông Murray Hiebert, Phó Giám đốc chương trình Đông Nam Á. Ảnh: RFA.

 Chỉ cách đây vài tháng trở về trước, ông Murray Hiebert còn là một tiếng nói tự tin khi nhận định về xu thế chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama, và về một số điểm trong quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là kích thích tố mang tên TPP.

Chẳng khác mấy với ông Murray Hiebert, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế khác cũng chỉ có thể nhận định và nêu ra vài dự báo chung nhất. Không ai biết rõ về Trump và đặc biệt chẳng ai có thể đoan chắc là một người mang tâm tính bất thường như Trump thì những quyết định của ông ta sẽ diễn biến ra sao.

Cho tới nay, đòn bẩy TPP của Obama hầu như đã gãy đổ và kéo theo sự thất vọng lớn của phía Việt Nam. Đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải thanh minh rằng do Mỹ chưa thông qua TPP, nên quốc hội CSVN cũng… chưa vội thông qua.

Không còn TPP, xem ra mối quan tâm chung lớn nhất giữa Việt Nam và Mỹ chỉ còn là vấn đề Biển Đông.

Mới đây vừa xuất hiện thêm một dấu hiệu nữa về tăng cường phòng thủ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa: Việt Nam đang kéo dài phi đạo ở đảo Trường Sa lớn. Việt Nam còn bí mật đưa tên lửa ra Trường Sa vào giữa năm 2016 mà chỉ được tiết lộ bởi… Reuters! Điểm khích lệ nhỏ nhoi có thể kể ra, là giới lãnh đạo CSVN dường như vẫn chưa quyết định ngả mạnh về Trung cộng, như Tổng thống Duterte của Philippines.

Và nếu xem đó là điểm đáng khích lệ, thì một vấn đề có thể tương đối chắc chắn, là dù không mấy quan tâm đến chiến lược xoay trục của Obama, Trump cũng không thể bỏ hẳn chiến lược này. Lý do: là một nhà đầu tư, ít nhất Trump phải quan tâm đến lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực Biển Đông. Mà lợi ích kinh tế ở khu vực này lại liên quan rất mật thiết, có thể nói là có mức độ liên quan cao nhất, với yếu tố an ninh hàng hải. Sẽ ra sao nếu các tàu chở hàng của Mỹ và đồng minh của Mỹ đi qua vùng Biển Đông, nhưng bị tàu chiến Trung cộng truy bức?

An ninh Biển Đông cũng bởi thế có thể sẽ là điểm chung đầu tiên và lớn nhất trong quan hệ Mỹ – Việt sau khi Trump chính thức điều hành Hoa Kỳ. Trong chuyến đi đột ngột Washington vài tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra, nhân vật số 2 trong đảng CSVN là Đinh Thế Huynh cũng đã đề cập đến Biển Đông. Giới phân tích có thể hiểu rằng giới lãnh đạo Việt Nam đang rất cần đến lực lượng hải quân Mỹ, trong bối cảnh mà “người anh em” Trung cộng có thể ra tay thôn tính Trường Sa bất kỳ lúc nào.

Xin mời quý độc giả xem Video : DLV cao cấp Hùng Cửu Long bị người Việt tị nạn CS uýnh bét nhè khi mang cờ đỏ đến Little Sài Gòn 

            

Do vậy, sau khi Trump chấp nhiệm tổng thống, Cam Ranh có thể là một tiêu điểm lớn nằm trong chương trình nghị sự về quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Vào cuối tháng 10/2016, lần đầu tiên lể từ năm 1975 đã có 3 tàu chiến Mỹ cập cảng Cam Ranh. Còn sang năm 2017, có lẽ sự hiện diện của Mỹ ở Cam Ranh sẽ gia tăng phần nào, tuy chưa biết là hải quân hay vừa hải vừa không quân, cũng như tính chất hiện diện sẽ ra sao.

Lê Dung

(SBTN)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...