Jump to content

Mỹ lùi, Tàu tiến


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Hội nghị APEC diễn ra tại Peru trong bối cảnh nước Mỹ đang co cụm lại sau cuộc bầu cử tổng thống 2016. Chủ nghĩa kinh tế quốc gia cực đoan đang nổi lên tại Hoa Kỳ, và đang muốn đẩy lùi tiến trình toàn cầu hóa.
 

nhan_dan_te.jpg

 

 Sau khi Tây Phương chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa được coi như là một trật tự kinh tế nhằm đưa hàng trăm triệu công nhân tại Á Châu và Âu Châu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Cả trăm triệu người lao động này đến từ các quốc gia cộng sản bị sụp đổ, cũng như các quốc gia vẫn còn cộng sản nhưng chính quyền buộc phải mở cửa để đi theo nền kinh tế tư bản.
 
Tuy nhiên, cấu trúc của toàn cầu hóa để lộ ra vết nứt phân chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất có tay nghề cao và luôn di động là nhóm thành công trong nền kinh tế toàn cầu hóa.  Nhóm thứ nhì không có tay nghề cao nên bị bỏ rơi lại đằng sau và không có cơ hội vươn lên. Từ đó, vết rạn nứt tạo ra sự rối loạn của xã hội.
 
Cuộc tranh cử tổng thống 2016 tại Mỹ là tiếng nói của sự rối loạn đó. Kết quả cuộc bầu cử đe dọa vị thế của Hoa Kỳ trên toàn cầu nói chung và tại Á Châu nói riêng.
 
Tại hội nghị APEC, Tập Cận Bình nắm lấy cơ hội bằng vàng, vận động cho chính sách kinh tế RCEP do Trung Cộng đưa ra nhằm thay thế cho TPP do Mỹ chủ trương.
 
Hiệp ước mậu dịch kinh tế RCEP do Trung Cộng dẫn dắt bao gồm 16 quốc gia tại Á Châu, trong đó có 10 quốc gia trong khối ASEAN. Tập Cận Bình còn đi xa hơn bằng cách vận động các quốc gia trong khu vực Á Châu sử dụng đồng Nhân Dân Tệ như đồng tiền chính khi giao dịch, thay cho đồng Đô La của Mỹ!
 
Những người ủng hộ  trật tự quốc tế thời hậu thế chiến thứ Hai lo sợ nước Mỹ đang lui về chủ nghĩa kinh tế quốc gia cực đoan, từ đó tạo ra một lỗ hổng quyền lực trên toàn cầu và Tập Cận Bình sẽ thay thế lỗ hổng này bằng chiêu bài “Giấc Mơ Trung Quốc”.
 
Trong cuộc tranh cử tổng thống 2016, ứng cử viên Donald Trump không những không nhắc đến vấn đề nhân quyền, mà còn nói rằng chính phủ Mỹ đừng nên dạy dỗ nước khác thế nào là nhân quyền, thế nào là dân chủ.
 
Xin mời quý độc giả xem Video : Cái lồng nào sẽ nhốt được quyền lực của ông Trọng và Đảng Cộng Sản?


           
 

Những tay độc tài trên thế giới hiện nay như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, đều vui mừng vì từ nay Mỹ sẽ không còn xuất cảng dân chủ như trước đây nữa.
 
Đối với những người Mỹ luôn hãnh diện về một nước Mỹ – đang là ngọn hải đăng của dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới, họ lo lắng với sự thăng hoa của chủ nghĩa kinh tế quốc gia cực đoan.
 
Câu hỏi lớn nhất hiện nay của họ là liệu nước Mỹ có nhường vũ đài thế giới lại cho Nga và Tàu trong những năm tới không.


(SBTN)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...