Jump to content

VNTB- Ngày Lễ Tạ Ơn và những người tranh đấu


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Quang Nguyên
(Washington)

 
 
(VNTB) - A day to public thanksgiving and prayer.

 
toabitmiengvnl.jpg
   Bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa sau đó đã được lan truyền rộng rãi, trở thành một biểu tượng về thực trạng đàn áp tự do ngôn luận tại Việt Nam.
 
 
300 triệu người dân Mỹ tổ chức lễ Tạ Ơn mỗi năm vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11. Chợ búa, hàng quán, ngay cả các tiệm ăn đáng lẽ hoạt động rất nhộn nhịp trong các ngày nghỉ lễ, hầu hết đóng cửa. Đường xá vắng như ngày mùng một tết ở ta. Dịp này lượng người di chuyển trước và sau lễ đông nhất trong năm. Thành viên trong gia đình ở xa  bay về đoàn tụ. Giống như ngày mùng một tết của mình, người Mỹ cùng tạ ơn Chúa, tạ ơn Đấng Tạo Hóa, tạ ơn tổ quốc, tạ ơn ông bà, cha mẹ và tạ ơn nhau. 

 
Ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên  trên đất Hoa Kỳ cách đây 400 năm, gồm 53 người Hành Hương, và 90 thổ dân Wampanoag. Người Pilgrims đến Mỹ sau một năm trốn chạy vì tự do tôn giáo từ Anh. Họ sống sót qua một mùa đông thiếu thốn,bệnh tật trong sự đùm bọc của thổ dân. Người da trắng tạ ơn Chúa, tạ ơn ân nhân đã cưu mang họ, đã dạy họ trồng trọt, mưu sinh khi mới đặt chân trên đất Mỹ.

 
Người hành hương từ nước Anh ngày xưa, phải bỏ quê hương, nơi chôn nhau, cắt rốn  để đi tìm tự do đã bị tước đoạt. Người Việt tỵ nạn chẳng khác gì những người hành hương, cũng chịu sóng biển vùi dập, mất cha, mất mẹ, mất con cái, tan hoang, tả tơi khi đến được nơi tự do. Cùng người Mỹ tổ chức lễ Tạ Ơn; họ tạ ơn Trời, tạ ơn Phật , tạ ơn Tổ Quốc Việt Nam của họ, tạ ơn tổ quốc thứ hai đã cưu mang hết phần đời sau của họ. Họ cảm ơn tổ tiên cho họ hãnh diện là ngưòi Việt. 

 
Nhưng một chút khác với tâm tình của người Pilgrims Anh, người Việt tha hương luôn khao khát trở về.

 
Giống như những người hành hương trên trần thế tìm đường về Quê Trời. Hôm nay, lễ Tạ Ơn trùng vào ngày kính 117 thánh Tử Đạo Việt Nam của đạo Công Giáo. Hai tỷ ngưòi đồng đạo toàn cầu kính nhớ đến các vị Thánh người Việt trong tôn giáo của họ. Những người đã đi hết đoạn đường đau thương để có được phần thưởng vinh quang trên Thiên Quốc.

 
117 đấng Thánh, 117 vị anh hùng Công Giáo, nếu chúng ta mở rộng vòng tay có thể nhận họ như những anh hùng của cả dân tộc. Qua tiểu sử của họ thấy họ không khác nhiều người đang đấu tranh cho sự công chính, công bằng, dân chủ ngày hôm nay trên đất nước ta. Họ cũng có đầy nhược điểm.

 
Thánh Lôrensô Nguyễn Văn Ngôn, sinh năm 1840, thuộc xứ Lục Thủy (huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định), bị xử trảm ngày 22/05/1862 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 22/05. Anh bị bắt khi mới ngoài 20, một vị thánh trẻ nhất trong giáo hội Công Giáo VN. Từ trong lao ngục, ưu tư, lo lắng về gia đình, về người vợ trẻ yêu dấu, cha mẹ già đã bao năm  nuôi mình nay đang cần người phụng dưỡng… Dù không chối đạo, nhưng anh đã hối lộ các quan để được về với gia đình. Nhưng sự yểm trợ tinh thần của những người thân là yếu tố rất quan trọng; gia đình anh Ngôn đồng ý cho anh đang trốn ở nhà, trở lại trình diện nhà chức trách chịu nhục hình, tra tấn dã man. Ngày anh bị hành quyết, mẹ và người vợ hiền mà anh thương mến nhất, đã đến chứng kiến phút vinh quang đau thương của người anh hùng tử đạo, chứng kiến sức mạnh của đức tin: Mạnh hơn bạo lực đàn áp, mạnh hơn mọi mất mát tinh thần thể xác, mang sống. Sự tin tưởng và chân lý và tình yêu mạnh hơn cả sự chết.(*)

 
Nhiều người trong 117 vị thánh tử đạo đã từng yếu đuối, mà có thể nói là hèn nhát trước khi họ cam đảm vươn cổ chịu tử hình để tuyên xưng đức tin. Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên kế vị Đức GiêSu KiTô đã từng chối thày Giêsu của mình tới 3 lần. Gia đình nhiều người đã phải hối lộ quan quân tha cho, về rồi lại bị bắt, có ngưòi đã từng bước qua Thánh giá chối đạo. Họ chỉ khác người và nên Thánh, ở điều họ đã nhận ra sai lầm, đứng lên, tuyên xưng lại đức tin và sẵn sàng chết vì niềm tin. Niềm tin đã biến sự nhát sợ của họ thành một sức mạnh vượt qua cả sự bị hành hình, hành quyết.

 
Không phải chỉ có 117 vị thánh đã chịu tử đạo vì niềm tin, hàng trăm ngàn người đã chết vì điều họ tin như vậy, nhưng không có chứng cớ, hồ sơ rõ ràng để được phong thánh, dù chắc chắn qua cái chết vì đức tin, họ đã là thánh trên trời. Hàng triệu người VN, không phân biệt tôn giáo, những người Ki Tô giáo, những Phật Tử, Cao Đài, Hòa Hảo, cả những người vô thần đang sống giống như những người bị bách hại vì đạo, vì niềm tin của họ như tổ tiên  ngày xưa. Họ âm thầm hay công khai sống và đấu tranh cho một niềm tin. Họ là những người con Việt Nam, niềm tin và sự tranh đấu của họ là phải có được một nước Việt trong đó mọi người được đối xử công bằng, dân chủ. Phải có được một nhà nước của dân, do dân và vì dân.

 
Những người đang đấu tranh vì dân chủ dân quyền, hạnh phúc của nhân dân là những người con yêu của tổ quốc.Niềm tin làm cho họ trở thành cam đảm tuyệt vời, dám thách đố, đương đầu cả với một chế độ độc tài, sắt đá đã tự nhận là vô địch. Họ đang đi trên con đường "chánh đạo". Họ đang bị bách hại tàn khốc, dã man và tinh vi hơn thời bắt đạo ngày trước nhiều. 

 
Ngày trước, vua triệt hạ làng có đạo, phân tán giáo dân đến các vùng lương dân để dễ kiểm soát, dễ theo dõi, gây chia rẽ tôn giáo. Ngày nay, người bắt đạo dùng đủ mọi thủ đoạn đến độ không còn nhân tính để "cách ly" người đấu tranh dân chủ ngay tại nơi sinh sống của họ ra khỏi cộng đồng. 

 
Ngày nay không thể xảy ra cảnh giết đạo dã man như ngày trước, nhưng người bất đồng chính kiến, người dám lên tiếng bênh vực cho công lý bị giết một cách lần mòn. Hàng chục luật sư bên vực cho dân oan, dân chủ bị mất việc sau khi bị tống ngục, hàng ngàn giáo viên miền Nam VN đã bị cho nghỉ dạy ngay sau ngày 30/4/75. 

 
Cho đến tận bây giờ, từ cả các giáo viên mần non đến, giáo sư được đào tạo trong hệ thống giáo dục lạc hậu, bó rọ này, nếu cam đảm dám lên tiếng phản đối hệ thống giáo dục, chính trị, xã hội cũng bị đuổi dạy. Họ học kinh nghiệm của Trung Quốc "dĩ thực vi thiên" làm đủ cách bóp chặt cái bao tử của ngưòi có tiếng nói khác. Kẻ không cúi đầu nghe lời thì bị trừng trị, đời sống của họ, gia đình họ, ngay cả đường học vấn của con cái cũng bị ảnh hưởng. Thật là một hệ thống chính trị cực kỳ hà khắc trong thời đại văn minh này.

 
Các tổ chức xã hội Chánh Đạo, không theo đường lối của nhà cầm quyền đều bị nằm trong tầm ngắm. Họ bị 'nhà nước vô đạo bắt đạo' đánh phá mọi mặt. Đủ mọi loại chiến thuật bẩn thỉu được nhà nước này áp dụng nhằm hạ gục ngay đối phương. Những trò nhục mạ, vu cáo, lừa gạt, trà trộn phá hoại theo kiểu hèn hạ, côn đồ đủ cả. Mưu ma chước quỷ người không nằm trong tổ chức của họ không thể biết hết được. 

 
Họ tích cực gieo rắc cỏ dại, mầm mống chia rẽ ngay trong các tổ chức đối kháng. Người công chính đang đấu tranh cho tự do, dân chủ, dân oan luôn bị vây hãm bởi bọn phá hoại, phản động, lưu manh,cỏ dại, cỏ đuôi chồn v..v.

 
Những chuyện như tên XYZ nào đó ăn cắp, tên ABC trở mặt, bôi nhọ đồng đội, phản bội cách này, cách khác mọc ra như nấm. Còn nhớ Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng đã từng bị trúng đòn độc của công an. Không phải một vài người bị trúng độc bởi quỷ kế của 'Nhà nước bắt đạo thời nay'. Thiệt hại vật chất nếu có không đáng bao nhiêu. Thiệt hại đến thanh danh cá nhân, cho tổ chức, cho phong trào, cho quốc gia dân tộc vì sự chán nản buông tay của một số người đang đấu tranh, không tính được.

 
Đau nhất cho ngưòi đấu tranh là bị kẻ từng là đồng chí, đồng hành phản bội, bị con sâu làm rầu nồi canh. Bị thương, chết vì đạn thù không đau bằng bị bắn sau lưng. Đấu tranh tránh đâu những chuyện như vậy. Có điều sau khi ngã, sau khi bị đâm sau lưng, sau khi có thể bị ngay cả người đáng kính nghi ngờ mình, mình có còn dám đứng lên nữa hay không. Nếu không bị đánh trả quyết liệt, bị phản bội, các cuộc chiến đã kết thúc từ lâu với phần thắng nghiêng về những người công chính.

 
Nhân dịp lễ Tạ Ơn, chân thành gửi lời tạ ơn đến mọi người đang đi trên đường gian khổ đấu tranh cho tự do, dân chủ, công bằng cho dân tộc. Đặc biệt tưởng nhớ đến người còn trong lao ngục. Xin ơn trên phù hộ, độ trì  tất cả những người đang Hành Hương trên Đường Chánh Đạo đều vững tâm đi đến bến bờ mong đợi. Niềm tin, tình yêu và sự chân thật  mạnh hơn cả sự chết.

 
 
Tham Khảo 

(*) Hạnh Các Thanh Tử Đạo Việt Nam

 

(ijavn.org)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...