Jump to content

Việt Nam – Cuba: Tương đồng và khác biệt


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-12-05

  •  
Ảnh chụp tại Tòa Đại sứ Cuba ở Hà Nội hôm 04/12/2016.
Ảnh chụp tại Tòa Đại sứ Cuba ở Hà Nội hôm 04/12/2016.
icon-zoom.png AFP
Việt Nam – Cuba: Tương đồng và khác biệt
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

Sau 56 năm từ ngày Chính phủ Cộng hòa Cuba và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960 – 2/12/2016), giữa Việt Nam và Cuba đã tồn tại một mối quan hệ được cho là mật thiết và kỳ lạ xuyên hơn 50 năm.

Phóng sự sau đây nhìn lại những điểm tổng quát tương đồng của hai quốc gia Việt Nam – Cuba, từ đó đã dẫn đến những cải cách mà hai quốc gia có được ngày nay như thế nào.

Ý thức hệ

Ngay sau khi Chủ tịch Fidel Castro của Cuba qua đời ở tuổi 90, những cơ quan truyền thông lớn của thế giới đồng loạt đăng tải những bài viết liên quan đến cuộc đời cách mạng và lịch sử của chính quyền do ông lãnh đạo. Những bài viết này hầu hết khai thác những điều mà thế giới đã biết nhất là người dân Cuba.

Sau khi Fidel Castro qua đời, Bảng tin AP vào ngày 29 tháng 11 vừa qua đã đang tải ngay trên dòng đầu tiên của bài viết về Fidel Castro rằng: “Fidel Castro đã thay đổi khẩu  vị của sữa vào mỗi buổi sáng của trẻ em Cuba. Khuyến khích sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm năng lượng, và phát sóng hai giờ học trên truyền hình quốc gia.”

Cả hai nước đều đi theo ý thức hệ cộng sản, đều có một lịch sử xây dựng một chế độ mà thật sự những người khởi xướng chế độ ấy người ta nghĩ là rất tốt đẹp.
-TS Nguyễn Quang A

Những bài viết của AP cũng cho biết cuộc nổi dậy của lực lượng vũ trang lật đổ chính phủ độc tài của Tổng thống Cuba Fulgencio Batista thành công cùng với lời hứa đưa công lý và bình đẳng đến các hòn đảo Caribbean là một sự kiện lịch sử bật nhất của thế kỷ 20.

Hai năm sau khi cuộc cách mạng thành công và giành lấy chính quyền, năm 1961, chính quyền Fidel Castro đã tung ra một chiến dịch đầy tham vọng là xoá nạn mù chữ. Khoảng 700 ngàn người dân đã được học đọc và viết trong những năm đó.

Trong cùng thời gian, Fidel Castro lập ra Ủy ban Bảo vệ Cách mạng, bao gồm những nhân vật được huấn luyện như là “tai và mắt” của chính quyền, theo dõi các hoạt động bị nghi ngờ làm chia rẽ chính trị của Cuba. Các nhóm này được hình thành để đảm bảo rằng người dân trung thành với mục tiêu chủ nghĩa xã hội của chính phủ, và hành động như một người giám sát với hàng xóm chống lại các hoạt động "phản cách mạng". Chiến lược này tương tự với Việt Nam đã áp dụng từ nhiều chục năm qua.

Những chiến lược này được Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, cho chúng tôi biết về suy nghĩ của ông:

“Cả hai nước đều đi theo ý thức hệ cộng sản, đều có một lịch sử xây dựng một chế độ mà thật sự những người khởi xướng chế độ ấy người ta nghĩ là rất tốt đẹp. Và muốn xây dựng một xã hội tốt cho tất cả mọi người. Người ta thường dùng cụm từ là xây thiên đường trên mặt đất này.”

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng chính vì thiên đường không có trên mặt đất cho nên rất đáng tiếc là những ảo vọng xây dựng nó hoàn toàn thất bại. Và cũng theo ông, đây là điểm tương đồng giữa Việt Nam và Cuba:

“Chính cái nét tương đồng về tư tưởng, suy nghĩ ấy nó định hình toàn bộ mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba trong hơn năm mươi năm qua. Hai nước đều đứng lên chống lại đế quốc Mỹ. Thật sự lúc đó ý thức hệ và trong bối cảnh của chiến tranh lạnh là nó định hình toàn bộ cái não trạng của các nhà lãnh đạo của cả hai nước. Họ nghĩ rằng việc đó là họ làm tốt cho dân tộc mình nhưng thật sự nó lại là làm tay sai cho những người ở đâu đâu, chẳng dính dáng gì đến dân tộc Cuba hoặc dân tộc Việt Nam.”

Theo một vài tài liệu cho thấy vào thập niên 1960, Cuba là nơi cung cấp vũ khí, cố vấn quân sự , cung cấp y tế, giáo dục cho các nhóm quân nổi dậy ở Venezuela. Đặc biệt Cuba là quốc gia ủng hộ triệt để chế độ miền Bắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ nhằm “thống nhất đất nước”:

“Những người Cuba đã giúp Việt Nam rất nhiều, từ chuyện cử người sang đây, bác sĩ, kỹ sư xây dựng, xây khách sạn Thắng Lợi, xây đoạn đường đến Sơn Tây, đẹp nhất bắc Việt Nam thời đó.”

Theo những ghi nhận lại từ báo chí trong và ngoài nước, ông Fidel Castro đã ba lần đến Việt Nam trong thời gian diễn ra cuộc đấu tranh chống Mỹ, đi đến Quảng Trị, và tuyên bố những điều rất được lòng dân.

Việt Nam rất ủng hộ Cuba trong những chính sách chống Mỹ:

“Hai nước đều theo một tư tưởng như thế, thống nhất một đường lối như thế nên họ là những người bạn rất keo sơn với nhau.”

Kinh tế

 

000_Mvd6289515.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Havana, Cuba hôm 23/04/2012. AFP PHOTO

 

Theo nhà báo Nguyễn Hữu Nghĩa từ Canada từ khi Cuba trở thành một nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 1961, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều biện pháp mang tính chính sách tạo ra các hiệu ứng mạnh cả về chính trị và kinh tế với hòn đảo này; chúng được nghiên cứu kỹ để thực hiện mục đích lật đổ giới lãnh đạo và khuyến khích Cuba tiến hành thay đổi chính trị theo hướng đa đảng.

Với Việt Nam, Hoa Kỳ cũng từng áp dụng chế độ cấm vận từ năm 1975 đến 1994. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng đây là một biện pháp bên ngoài và rất quan trọng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh biện pháp này chỉ phát huy tác dụng nếu chế độ bị cấm vận không còn phương sách nào, không còn nguồn nào khác để dựa vào, mà điều này thì không xảy ra với Việt Nam và cả Cuba trong thời gian bị Hoa Kỳ cấm vận:

“Mỹ cấm vận Cuba hay cấm vận Việt Nam nhưng lúc đó các nước này lại dựa vào ông Nga, ông Tàu, thì biện pháp cấn vận như thế chưa chắc mang lại hiệu quả.”

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, mỗi nước có hoàn cảnh lịch sử văn hoá khác nhau và nó tuỳ thuộc cái tư duy của người lãnh đạo cao nhất mà nó có thể dẫn mỗi xã hội đi theo 1 con đường khác nhau. Chính vì điều đó, con đường phát triển kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua và con đường phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian đó là hoàn toàn khác nhau:

“Đảng cộng sản Việt Nam sau khi bị mất nguồn tài trợ từ Liên Xô thì đời sống nhân dân rất khó khăn. Người dân phải tự xoay sở cuộc sống của mình. toàn bộ cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam nó xuất phát từ người nông dân, người thợ, người dân bình thường không thể sống được nữa thì phải tìm cách lách. Đỡ hơn của Việt Nam là những vị lãnh đạo của việt Nam lúc đó họ bị dồn vào chân tường, đành phải chấp nhận sự phá rào của người dân.”

Và khi đó, quyền làm kinh tế, quyền kinh doanh, là quyền rất cơ bản của con người được trả lại cho người dân.

Quyền con người

Nội dung tờ AFP đăng tải vào ngày Fidel Castro qua đời có đề cập đến một số đông người dân Cuba nghĩ về Fidel Castro như một người hùng đã mang đến cho quốc gia Cuba một nền cải cách giáo dục và một hệ thống y tế miễn phí:

“Ông ấy là người cha của người dân Cuba. Cha của tôi đã không cho tôi được những gì mà ông ấy (Castro) đã cho, đó là tự do, là nhân phẩm. ” Lời của 1 công dân Cuba, Lourders Rivera trả lời phỏng vấn của AFP.”

Dòng người tỵ nạn

Là điều kiện bên ngoài, là sự đàn áp, sự bức chế của nhà cầm quyền cùng lên 1 mức cao độ khiến cho người dân bất chấp mọi nguy hiểm vẫn phải ra đi bằng đôi chân của mình.
-TS Nguyễn Quang A

Năm 1954 tại Việt Nam đã có 900 ngàn người di cư từ Bắc vào Nam để tránh cộng sản. Tháng 4 năm 1975, có khoảng hơn một trăm ngàn người Việt di tản sang Mỹ. Từ 1976 tới 1995 có khoảng 800 ngàn người Việt vượt biển bằng đường thủy và đường bộ, tới nơi an toàn; khoảng 500 ngàn người khác chết và mất tích trên đường tị nạn.

Trong khi đó, tại Cuba năm 1980, khoảng 7000 người tràn vào sứ quan Peru xin tịn nạn chính trị, sau đó phầh lớn được định cư tại Costa Rica. Tháng 4 năm 1980, Fidel cho phép dân chúng tự do ra đi trong một tháng, và 125 ngàn người Cuba đã sang Mỹ từ hải cảng Mariel.

Cuộc di tản từ quá khứ đến hiện tại ở hai quốc gia được Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhìn nhận là có một điểm tương đồng, đó là:

“Là điều kiện bên ngoài, là sự đàn áp, sự bức chế của nhà cầm quyền cùng lên 1 mức cao độ khiến cho người dân bất chấp mọi nguy hiểm vẫn phải ra đi bằng đôi chân của mình.”

Việt Nam và Cuba hơn 50 năm vẫn vững vàng một mối quan hệ sâu sắc. Nếu xét về quan hệ ngoại giao, thì hoàn toàn đúng như lời báo chí trong nước nói rằng “một mối quan hệ thân thiết kỳ lạ.” Tuy nhiên, trong những điểm tương đồng, giống hoặc khác nhau như đã nêu, và qua những phản ứng của người dân thể hiện trên mạng xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đặt câu hỏi rằng “nếu lùi sâu về lịch sử, phải chăng nên đánh giá lại những chế độ ấy cũng như những lãnh tụ của họ?”

 

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...