Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'lũ lụt miền trung'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 4 results

  1. truongduynhat “Ông tha bà chẳng tha/Trời hành cái lụt hai ba tháng mười”. Không riêng Quảng Nam, miền Trung xưa cứ qua 23/10 Âm là thoát lụt. Lụt, nếu có, 23/10 là cơn lụt cuối. Vậy mà giờ đây, sang giữa tháng 11 Âm vẫn lụt. Ấy không phải lụt trời. Là bởi thuỷ điện, hàng loạt đập thuỷ điện đồng loạt xả lũ. "Thuỷ điện xả lũ' dần trở thành một cụm từ chết chóc. Nhớ nhiều quan chức thường tự hào là giá điện rẻ nhờ thuỷ điện. Ấy là vì, họ chưa bao gồm giá những mạng sống (của hàng chục, thậm chí hàng trăm) cư dân vùng lũ (mỗi năm)”- Những dòng cay đắng trên facebook Nguyễn Anh Tuấn. - Chùm ảnh lụt Hội An, chiều 16/12/2016 (nhằm 18/11 Âm). Ảnh: Trương Thục Đoan và Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất (blog RFA)
  2. Thanh Trúc, RFA 2016-12-16 Nhiều khu vực của tỉnh Bình Định chìm trong nước lũ. Courtesy of tintuc24h Miền Trung hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn bất thường Những cơn mưa lớn cộng thêm với nước xả lũ từ 14 đập thủy điện ơ thượng nguồn khiến nhiều nơi ở miền Trung bị ngập nặng, khiến nhiều người chết, giao thông tắc nghẽn, trường học công sở phải đóng cửa, lúa và hoa màu bị hư hại. Nước ngập khắp nơi Liên tiếp trong mấy ngày qua, các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai bị ngập sâu nghiêm trọng trên diện rộng. Và đến ngày 14/12 vừa qua, các hồ chứa của các đập thủy điện miền Trung đạt dung tích nước 80 đến 100%. Báo chí trong nước đưa tin 14 hồ thủy điện ở Quảng Trị , Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định đang đồng loạt tháo nước khiến nhiều khu vực ở hạ lưu bị ngập nặng. Mưa lớn kéo dài trong đêm 14/12 cũng làm quốc lộ 40B đoạn qua huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng, đời sống cư dân bị đe dọa. Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho biết mưa lũ từ ngày 11/12 đến nay đã khiến ít nhất 9 người chết. Bước sang ngày 15/12, dự báo khí tượng và thủy văn khuyến cáo mưa lớn vẫn tiếp tục. Tại Bình Định, Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có cuộc họp khẩn, yêu cầu các địa phương triển khai phương án chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Thời gian di đời được chỉ thị phải kết thúc trước 7 giờ tối cùng ngày. Trả lời Đài Á Châu Tự Do về tình hình tại chỗ, một nông dân ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói rằng nơi nào cũng ngập nước: “Các xã đều ngập hết, ngập nhiều, chết người cũng có, hoa màu ngập rất nhiều. Hiện giờ nước ở mức báo động 3, từ Nghĩa Hành, Mộ Đức chỗ nào cũng bị ảnh hưởng lụt.” Một cư dân khác ở Quảng Trị so sánh mức độ ngập sâu, ngập nông như sau: “Ở Quảng Trị đợt này mưa cũng khá nhiều, các tỉnh khác thì có xả lũ nhưng Quảng Trị đợt này không xả lũ thanh không bị ngập lụt, chỉ các tỉnh phía Trung Bộ mới bị tình trạng vừa mưa mà vừa xả lũ. Tại Quảng Trị nước bây giờ là nước ứ chứ nó không hẳn là nước lũ, chỉ sâm sấp mặt ruộng thôi, ruộng đã khái thác đó. Tình trạng nặng như vào trong Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Nha Trang. Ở Huế thì thành phố cũng bị ngập luôn, hai bên bờ sông Hương đều ngập cả. Nếu tình hình mưa cứ giữa mức cao như vậy thì có lẽ các đập sẽ tiếp tục xả lũ.” Đồng loạt xả lũ Việc 14 đập thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ càng khiến cho lũ lụt thêm nặng nề, người dân các vùng ngập lụt ở hạ du thêm khốn khổ. Theo người dân địa phương, mực nước đang tiếp tục dâng cao tại Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, hậu quả là thời vụ trồng trọt cũng như chăn nuôi mùa Đông của bà còn bị mất trắng. Nước từ các cập thủy điện ở thượng nguồn xả lũ, cuồn cuộn đổ về hạ lưu gây ngập nặng. Courtesy of NLD Một viên chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, cho Đài Á Châu Tự Do biết: “Xả đập trên sông Vu Gia tới 9 thủy điện luôn, từ A Vương, Sông Tranh 1, Sông Tranh 2, Sông Bung 1, Sông Bung 2, Đak Min 1, Đak Min 2. Đủ các loại thủy điện hết nên dân bị nặng, mất trắng hết giống, khổ lắm.” Đối phó cùng lúc với mưa lũ và lượng nước xả ra từ các đập thủy điện không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới, là giải thích của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đập lớn thế giới, giảng viên Đại Học Thủy Lợi Hà Nội: “Trân website của Hội Đập Lớn tôi đã có trao đổi một số lần, chỉ nói thêm rằng đối với các hồ, nhất là các hồ lớn, đều đã có qui trình vận hành trong mùa mưa lũ. Khi vận hành phải đảm bảo làm sao giảm nhẹ mức lũ dưới hạ du khi một con nước về, đồng thời cũng phải đảm bảo được lượng nước sử dụng trong mùa khô, thì qui trình đó đã có. Thế thì giữ nước rồi xả nước như thế nào thì theo qui trình, đồng thời có thông báo và có dự báo của khí tượng thủy văn, để biết trong thời gian sắp tới mưa lũ như thế nào. Như vậy mình phải theo qui trình đó để vận hành cái đập. Thế còn việc kiểm tra trong thời gian vừa qua chặc chẻ đến đâu thì cũng phải chờ có thông tin hay số liệu đầu đủ đã.” Đối với các đập thủy điện lớn có hồ chứa lớn, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Hồng Giang nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải có dự báo tốt, phải có sự tính toán xả lũ trong hồ trước để có dung tích trống cho đợt lũ tiếp theo: “Theo đánh giá chủ quan của tôi lượng lũ lớn và dồn đập cũng là ảnh hưởng nhất định của sự thay đổi khí hậu. Nhưng dù sao sự an toàn của hồ cũng là quan trọng, có những biểu hiện không an toàn thì phải xả. Đập mà không an toàn sẽ là thảm họa lớn ở hạ du.” Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến ngày mai 17/12, các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Ninh Thuận sẽ còn có mưa vừa và to, nhưng từ Đà Nẵng đến Phú Yên sẽ có mưa rất to khiến mực nước dâng cao trên các con sông những nơi này và gây ra lũ quét cũng như đất truồi. Hiện mức nước trên các sông ở Thừa Thiên Huế và Phú Yên cũng đang lên nhanh.
  3. 2016-11-08 Trong lúc còn đang cố gắng khác phục những hậu quả của trận lũ thứ 2, người dân miền Trung lại phải lo đối phó với cơn lũ thứ 3. Courtesy of thanhnienonline Vào sáng hôm nay 8/11, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn trung ương dự báo đợt không khí lạnh đang bao trùm các tỉnh biên giới phía Bắc có nguy cơ gây nên đợt lũ thứ 3 cho các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế. Vào chiều cùng ngày, báo giới trong nước cũng loan tin mực nước ở sông Gianh, ở Quảng Bình đang dâng cao và đã có 1 người rơi xuống sông mất tích. Tại Hà Tĩnh, thủy điện Hố Hô, hồ Kẻ Gỗ và các hồ chứa gia tăng lưu lượng xã nước. Hiện khu vực huyện Hương Khê đã bị ngập trở lại và nước lũ ở sông Ngàn Sâu vượt mức báo động 1. Theo báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung-Tây Nguyên, nước ở sông Srêpốk, Đắk Lắk đang lên theo điều tiết của hồ thủy điện. Tình trạng ngập lụt tại các vùng trũng và ven sông thuộc địa bàn tỉnh này vẫn đang tiếp diễn. Lũ chồng lũ Trong khi đó, tổng kết thiệt hại do mưa lũ tuần qua tại miền Trung cho biết, có 15 người chết, 6 người mất tích, 20 người bị thương cùng gần 300 ngôi nhà bị ngập và hư hại hoàn toàn. Tổng thiệt hại ước tính lên đến hơn 1.000 tỉ đồng tại 6 tỉnh bị ảnh hưởng do lũ, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Nông. Hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên chính thức đề nghị Chính phủ hỗ trợ xấp xỉ 350 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của đợt lũ thứ hai này.
  4. Nguyễn Thị Oanh 20-10-2016 MC Phan Anh (người cầm loa) đang có mặt tại xã Mai Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình, trao quà cứu trợ. Ảnh: FB CHUYỆN CỨU TRỢ Hôm qua, cô Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo người Canada của hệ thống trường hối hả chạy đi kiếm tôi chỉ để hỏi ba câu: 1/Cần quyên góp cái gì để cứu trợ cho bà con vùng lũ? 2/ Địa chỉ để cứu trợ là ở đâu (tất nhiên là miền Trung, nhưng tỉnh, huyện, xã, làng nào hay là trường học nào…)? 3/ Sẽ chuyển hàng cứu trợ cho bà con bằng cách nào? Dù rất gấp do thầy trò ở các trường chỉ vừa quay trở lại hôm thứ Hai sau kỳ nghỉ Thu nên giờ mới có thể bắt đầu phát động quyên góp, nhưng các thầy cô hiệu trưởng vẫn nhất định phải có đủ những thông tin cụ thể, cần thiết thì mới gửi thư về cho phụ huynh để đợt vận động cứu trợ có hiệu quả. Nghe các câu hỏi của cô Chủ tịch, tôi cũng ngẩn người bối rối… Mọi năm trước, đối với chương trình cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt, cộng đồng trường vẫn thường quyên góp thực phẩm, quần áo, chăn màn… và gửi tới bà con thông qua UBMTTQ Thành phố. Năm nay, không phải tự nhiên cô Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo hỏi tôi như thế, bởi ngay từ hôm qua, khi biết trường chuẩn bị phát động đợt quyên góp “đến hẹn lại lên” cho đồng bào miền Trung, đã có nhiều giáo viên, nhân viên và cả phụ huynh đề nghị phải tổ chức mang ra tận nơi cho bà con chứ không thông qua các cơ quan, đoàn thể của Nhà nước nữa (Mặt khác, đọc tin tức về các đợt cứu trợ, thấy tình hình thực phẩm, quần áo, chăn màn… hỗ trợ cho bà con đã khá nhiều rồi (nhất là mì tôm). Vì vậy, mọi người đều băn khoăn là phải làm sao tìm được các nguồn thông tin tham khảo chính xác để giúp được bà con những thứ đang thật sự cần… Thế là cả ngày hôm qua toàn loay hoay nhắn tin, gọi điện tùm lum cho bạn bè. Bạn làm báo, bạn FB, bạn cũ quê miền Trung… chỉ để hỏi nên giúp gì thiết thực cho bà con ngoài đó? Nhưng mà rồi cũng “chín người mười ý” làm phân vân quá… May nhờ bạn Lâm Nguyễn gửi cho đường link này vào xem cẩm nang cứu trợ của anh Cu Làng Cát. Rồi đọc được thêm nhiều ý kiến khác của những người đang tham gia cứu trợ trực tiếp trên mạng. Cuối cùng tôi góp ý với các thầy cô là nên phát động quyên góp sách vở, dụng cụ học tập, quần áo trẻ em và tiền để tặng cho các gia đình. Thế là đã quyết định lên được danh sách các loại hàng cần cứu trợ. Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi quyết định sẽ quyên tiền và gửi tiền trực tiếp cho những người cần giúp đỡ, bởi trước nay, quan điểm cứu trợ của trường là chỉ giúp thực phẩm hoặc những vật dụng thiết thực cho cuộc sống mà bà con đang cần và thiếu chứ không giúp tiền. Nhưng lần này, theo lời khuyên của anh Cu Làng Cát và nhiều bạn khác, cộng đồng trường tự tin quyết định sẽ quyên tiền và đặt chỉ tiêu hỗ trợ 50 hộ gia đình ở vùng lụt nặng nhất của Quảng Bình, mỗi hộ 10 triệu đồng. Nếu may mắn quyên đủ trước ngày 29/10 thì sẽ mang ra Quảng Bình trao tặng cùng hiện vật luôn. Nếu chưa đủ thì ngày 29 này, hệ thống trường vẫn cử một đoàn mang hiện vật đi ra “ngoài nớ” trước, khi nào có đủ 500 triệu đồng thì sẽ chuyển tiếp đợt 2. Vì mục tiêu là hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống một cách lâu dài nên không có gì phải lo trễ. Và việc đùm bọc nhau thì cũng không lúc nào là muộn, phải không các bạn? *** Kể chuyện cứu trợ của chúng tôi không phải để khoe mà để thấy một nghịch lý đáng buồn: Càng ngày càng thiếu vắng vai trò của các tổ chức, cơ quan Nhà nước trong những hoạt động quyên góp vì cộng đồng thế này! Cứ xem thử trên mạng thì thấy! Mỗi khi xảy ra thiên tai hoặc có các trường hợp thương tâm cần cứu giúp, có rất nhiều nhóm thiện nguyện đã được người dân tự thành lập và tự kết nối với nhau. Các nhóm này thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, thực hiện công khai tài chính và cập nhật tin tức kịp thời cho mọi người về hoạt động cứu trợ. Trong cộng đồng mạng cũng chia sẻ nhiều thông tin về những nhóm thiện nguyện có uy tín để các nhà hảo tâm tham gia đóng góp mà không sợ lòng tốt của mình bị xà xẻo… Trước đây, các tổ chức đoàn thể, Hội, UBMTTQ hoặc chính quyền các cấp thường phát huy vai trò rất lớn trong những dịp như thế này. Nhưng giờ thì càng ngày càng bị lu mờ. Căn bệnh tham nhũng kinh niên đã làm cho người dân mất lòng tin vào bộ máy chính quyền ngay cả khi làm việc thiện nguyện :(((. Ai cũng lo tình cảm và công sức của mình nếu gửi gắm qua tay các tổ chức của chính quyền thì sẽ bị rơi rụng, đục đẽo, mười phần chả biết còn lại bao nhiêu? Bi hài hơn, đáng lý cần nhìn nhận thực tế đó để chấn chỉnh bộ máy của mình, chính quyền lại nhân danh yêu cầu quản lý để cảnh báo người dân không nên trao gửi phần đóng góp của mình cho các cá nhân hoặc tập thể “không đáng tin cậy”. Trên thực tế, chưa thấy có trường hợp nào trong dân lừa gạt nhau để chiếm đoạt tiền, hàng cứu trợ. Trong khi đó, tình trạng bớt xén, ăn chặn các khoản cứu trợ của dân ở các cấp chính quyền địa phương là điều đã và đang xảy ra ở nhiều nơi mà ngay cả báo chí chính thức cũng không ít lần phản ánh. Một bạn FB đang làm báo đã nhắn tin tâm tư với tôi thế này: “Giá như chính quyền trong sạch để tổng điều phối việc cứu trợ chị nhỉ? Thường sau lũ, chỗ thì cứu trợ chồng cứu trợ, chỗ thì hiếm ai đến, nhất là những nơi xa xôi, khó đi lại…”. Vâng, đáng ra phải là thế! Đáng ra phải là chính quyền chứ không ai khác có thể nắm quyền chủ động lúc này để giúp dân. Nhưng thật buồn, quả bóng trách nhiệm với dân cuối cùng lại được đá trở về cho dân! Không phải chỉ bởi sự đổ vỡ lòng tin từ chính nhân dân, mà còn vì hình như chính quyền cũng chẳng muốn giữ quả bóng đó! Bằng chứng là những lời kêu gọi đầu tiên và những cuộc vận động cứu trợ hiệu quả nhất hiện nay đều là đến một cách tự phát từ nhân dân. Hình như dân mình cũng đã quá quen với việc tự đùm bọc, chia sẻ cho nhau lúc hoạn nạn mà không hề trông chờ vào đâu! Tôi ủng hộ và ngưỡng mộ Phan Anh – người đầu tiên trong giới “sâu bít” đã khiến tôi phải quan tâm, nể vì. Bất chấp mọi điều thị phi cũng như những mưu mô đen tối đang bủa vây quanh mình, chàng MC trẻ tuổi đã làm được một điều thật lớn lao và ý nghĩa mà chắc không có tổ chức nào của Nhà nước làm được. Tất cả xuất phát từ LÒNG TIN và UY TÍN. Hai điều này không dễ có được, và hễ đã mất đi thì cũng rất khó có thể lấy lại! Câu chuyện cứu trợ, vì thế, không đơn giản chỉ là chuyện cứu trợ… (basam)

×
×
  • Create New...